Bao nhiêu tuổi được đứng tên sổ đỏ?
Theo khoản 1 Điều 97 Luật Đất đai 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Sổ đỏ) được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Người sử dụng đất có đủ điều kiện sẽ được cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, nhiều người có thắc mắc về việc bao nhiêu tuổi được đứng tên sổ đỏ? Có phải trên 18 tuổi mới được đứng tên Sổ đỏ không? Để trả lời cho câu hỏi này, cùng tim hiểu qua nội dung bài viết này nhé.
Bao nhiêu tuổi được đứng tên sổ đỏ?
Hiện nay, quy định của pháp luật không quy định về độ tuổi đứng tên Sổ đỏ.
Theo khoản 1 Điều 97 Luật Đất đai 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Sổ đỏ) được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Theo đó, người có quyền sử dụng đất được quy định tại điều 5 Luật Đất đai 2013 gồm: Hộ gia đình, cá nhân; doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước…Tuy nhiên, khi nhắc đến độ tuổi thì luật hiện nay không có quy định.
Ngoài ra, tại điểm a khoản 1 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT khi ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Sổ đỏ theo quy định sau:
Với cá nhân trong nước thì ghi: “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “Giấy khai sinh số….”;
Như vậy, pháp luật đất đai không phân biệt hay quy định bao nhiêu tuổi được đứng tên sổ đỏ mà quy định người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất thì được cấp sổ đỏ.
Quyền đứng tên sổ đỏ bị hạn chế bởi Bộ luật Dân sự?
Hiện nay, một người có quyền sử dụng đất khi được Nhà nước công nhận do khai hoang, sử dụng lâu dài…hoặc phổ biến hơn là bằng hình thức chuyển quyền sử dụng đất như: Chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế…
Theo Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Theo đó, người thừa kế mà di sản thừa kế là quyền sử dụng đất thì chỉ cần:
+ Còn sống vào thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết);
+ Hoặc sinh ra sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Dù là người mới sinh hoặc chưa sinh nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết thì vẫn có quyền hưởng di sản thừa kế là quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự 2015 còn quy định 04 mốc độ tuổi mà theo đó có những điều kiện tham gia giao dịch, nhất là giao dịch về bất động sản là khác nhau:
1. Chưa đủ 06 tuổi thì giao dịch sẽ do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện (thay mặt).
2. Từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
3. Từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký (phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý).
4. Từ đủ 18 tuổi trở lên thì cá nhân tự mình xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự mà pháp luật không cấm.
Quyền xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến sổ đất theo độ tuổi như thế nào?
Mức độ tham gia vào việc xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến sổ đất tùy theo độ tuổi mà có sự khác nhau. Cụ thể:
Một là: đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên thì đương nhiên có quyền đứng tên trên sổ đất và tự mình xác lập các giao dịch liên quan.
Hai là: đối với người từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi thì khi muốn xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến sổ đất đó thì phải có sự đồng ý của người đại diện.
Ba là: đối với người dưới 6 tuổi thì việc này do người đại diện trực tiếp thực hiện, do nhận thức của người dưới tuổi còn hạn chế.
Như vậy, qua nội dung bài viết bao nhiêu tuổi được đứng tên sổ đỏ, bạn đọc có thể biết được pháp luật đất đai không quy định về độ tuổi đứng tên Sổ đỏ mà chỉ cần người đó có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất là được cấp và đứng tên sổ đỏ.
Ngoài ra, pháp luật dân sự quy định năng lực hành vi dân sự theo độ tuổi. Với người dưới 18 tuổi không được tự mình thực hiện các giao dịch liên quan đến bất động sản mà phải có sự đồng ý của của người đại diện (người chưa thành niên mà có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở…thông qua nhận thừa kế, nhận tặng cho nếu người đại diện đồng ý thì vẫn được đứng tên ngay thời điểm nhận thừa kế, tặng cho – dù chưa đủ 18 tuổi).
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Đất ở do được tặng cho có được sử dụng lâu dài?
Bố mẹ anh Huy đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng 100 m2 đất ở. Bố mẹ anh Huy tặng cho anh Huy quyền sử dụng mảnh đất đó. Xin hỏi anh Huy có được sử dụng mảnh đất này ổn định lâu dài...
Làm thế nào để thay đổi nội dung thế chấp?
Tôi muốn bổ sung thêm một tài sản thế chấp khác là tài sản gắn liền với đất để đảm bảo cho khoản vay Ngân hàng. Vậy tôi phải làm thế nào để đăng ký thế chấp thêm tài sản gắn liền với đất trên cùng một hồ sơ thế chấp với tài sản thế chấp trước...
Thủ tục và lệ phí tách sổ đỏ được pháp luật quy định như thế nào?
thủ tục tách sổ đỏ được pháp luật quy định tại nghị định số 45/2013/NĐ-CP và bên thực hiện tách sổ đỏ phải nộp một bộ hồ sơ đề nghị tách sổ đỏ theo quy định của pháp luật tại phòng tài nguyên môi trường cấp...
Mất giấy tờ chuyển nhượng có được cấp Giấy chứng nhận không?
Năm 2010, bố mẹ tôi có mua một miếng đất diện tích 100m2. Giấy viết tay về việc chuyển nhượng đất do bố tôi đứng tên và ký xác nhận, mẹ tôi cất giữ. Đến nay, mẹ tôi đã làm mất giấy viết tay. Vậy gia đình tôi có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...
Sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh
Hiện nay pháp luật Việt Nam có quy định gì về việc sử dụng đất cho mục đích quốc phòng, an ninh hay không? Nếu có thì điều đó được quy định ở đâu, quy định như thế nào? Mong nhận được câu trả lời của luật...
Xem thêm