Trang chủ Dịch vụ Giấy phép Điều kiện cấp Giấy phép của doanh nghiệp đưa người lao động đi làm ở nước ngoài
  • Thứ ba, 17/10/2023 |
  • Dịch vụ Giấy phép |
  • 2320 Lượt xem

Điều kiện cấp Giấy phép của doanh nghiệp đưa người lao động đi làm ở nước ngoài

Luật sư cho tôi hỏi điều kiện để được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài như thế nào?

Câu hỏi: 

Tôi là Nguyễn Văn Khoát, quê ở Hưng Yên. Hiện nay tôi có người bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi xuất khẩu. Luật sư cho tôi hỏi Điều kiện để được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm ở nước ngoài như thế nào?

Trả lời: 

Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp dịch vụ) phải có vốn pháp định theo quy định của Chính phủ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Mức vốn pháp định là 5 tỷ đồng.

Khi đảm bảo về mức vốn pháp định, để được cấp Giấy phép lao động thì doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:

Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: 

+ Đề án hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải thể hiện năng lực tài chính, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ có đủ trình độ và kinh nghiệm đáp ứng được yêu cầu của hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

+ Đề án bao gồm những nội dung sau đây: Tên giao dịch, địa chỉ giao dịch, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, vốn và cơ cấu vốn, chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đại diện doanh nghiệp theo ủy quyền, vốn, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (nếu là doanh nghiệp đang hoạt động); Phương án tổ chức bộ máy hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

Dự kiến thị trường đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, ngành nghề đưa lao động đi, địa bàn tuyển chọn lao động; Phương án tuyển chọn người lao động, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động, quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài; Phương án tài chính để thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

– Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

– Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế; 

– Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ: Mức tiền kí quỹ là 1 tỷ đồng. Trường hợp tiền ký quỹ được sử dụng để giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền ký quỹ được sử dụng, doanh nghiệp phải nộp bổ sung cho đủ mức tiền ký quỹ theo quy định.

Như vậy, để được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì bạn của bạn đáp ứng đầy đủ các điều kiện như trên.

Theo quy định tại  Điều 11 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bao gồm:

– Số Giấy phép và ngày cấp Giấy phép;

– Tên doanh nghiệp;

– Mã số doanh nghiệp;

– Địa chỉ trụ sở chính;

– Số điện thoại;

– Địa chỉ trang thông tin điện tử.

Mong rằng nội dung bài viết trên của Luật Hoàng Phi đã cung cấp những thông tin hữu ích về Điều kiện cấp Giấy phép của doanh nghiệp đưa người lao động đi làm ở nước ngoài để quý độc giả tham khảo.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Rượu bao nhiêu cồn thì không được phép quảng cáo?

Rượu bao nhiêu cồn thì không được phép quảng cáo? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này để có thêm thông tin làm rõ...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Tiền Giang

Trước khi chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Tiền Giang thì tổ chức, cá nhân cần xác định loại hình quảng cáo để chuẩn bị hồ sơ cho phù...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thái Bình

Quảng cáo không chỉ là cầu nối tiếp thị, truyền tải thông tin, thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng tiềm năng của mình mà việc thiết lập các chiến lược về sản phẩm, giả thành, nơi phân phối,... cũng trở nên dễ dàng...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thừa Thiên Huế

Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thanh Hóa

Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi