Di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu của người để lại di sản
10 năm trước bố mẹ tôi mua lại 1 căn nhà và nhờ anh trai tôi đứng tên, nay bố mẹ tôi đã mất và không để lại di chúc. Xin hỏi tài sản đó có được chia thừa kế theo pháp luật không?
Câu hỏi:
Thưa Luật sư, tôi có một vấn đề mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Cách đây 10 năm bố mẹ tôi có mua một ngôi nhà 5 tầng tại mặt tiền ở đường quốc lộ, giá trị của nó đến nay là rất lớn. Tuy nhiên, căn nhà đó bố mẹ tôi lại nhờ anh trai cả của tôi đứng tên và không có một văn bản thỏa thuận nào khác, nay bố mẹ tôi đã mất, anh, chị, em chúng tôi muốn phân chia di sản thừa kế của bố mẹ tôi để lại. Vậy xin hỏi Luật sư, tài sản là căn nhà đó có được chia thừa kế theo pháp luật không?
Trả lời:
Về câu hỏi: Di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu của người để lại di sản, chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về di sản như sau: Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Trong trường hợp này, nếu gia đình bạn muốn phân chia di sản thừa kế của bố mẹ bạn để lại thì phải xác định rõ xem tài sản đó có thuộc quyền sở hữu của bố mẹ bạn hay không. Mặc dù ngôi nhà 5 tầng đó được hình thành từ tài sản bố mẹ bạn (mua bằng tiền của bố mẹ bạn), tuy nhiên về mặt pháp lý thì phải căn cứ vào giấy tờ để chứng minh quyền tài sản. Vì giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản mang tên anh trai bạn nên về mặt pháp lý, ngôi nhà đó thuộc quyền sở hữu của anh trai bạn.
Theo quy định của Luật nhà ở năm 2014, thì Nhà nước công nhận quyền sở hữu nhà ở của anh trai bạn đối với ngôi nhà đó thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho anh trai bạn nên anh bạn có toàn quyền thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với ngôi nhà đó theo Điều 10 Luật Nhà ở năm 2014 thì: Chủ sở sữu nhà ở có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở, sử dụng nhà ở để ở hoặc mục đích khác, được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở, bán, chuyển nhượng hợp đồng bán, cho thuê, tặng cho, đổi… Và có các nghĩa vụ thuộc Điều 11 Luật nhà ở năm 2014
Như vậy, về mặt pháp lý, vì giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở mang tên anh trai bạn nên không thể coi ngôi nhà đó là tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bố mẹ bạn, không thể coi ngôi nhà là di sản do bố mẹ bạn để lại và gia đình bạn không thể tiến hành khai nhận cũng như phân chia di sản thừa kế đối với ngôi nhà đó.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Dịch vụ công trực tuyến là gì?
Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng...
Thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 năm 2024
Luật sư tư vấn giúp em muốn xin giấy xác nhận không tiền án tiền sự để đi làm thì xin ở đâu? Xin cảm ơn Luật...
Giấy tờ mua bán xe có cần phải công chứng, chứng thực không?
Hiện tại tôi đang có ý định mua lại xe máy của một người bạn với giá bán là 20 triệu đồng. Luật sư tư vấn giúp tôi về thủ tục mua bán xe này? Tôi làm giấy tờ bán xe chỉ cần hai bên ký vào được...
Quản lý nhà nước về đất đai bao gồm các hoạt động nào?
Luật sư cho tôi hỏi, theo quy định của pháp luật với tư cách là đại diện chủ sở hữu về đất đai, Nhà nước quản lý đất đai bao gồm những hoạt động...
Phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật như thế nào?
Việc phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật được thực hiện khi người có tài sản mất đi không để lại di chúc, và việc phân chia tài sản đó sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa...
Xem thêm