Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Đất đai – Nhà ở Đặt cọc mua bán nhà như thế nào để tránh rủi ro?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1481 Lượt xem

Đặt cọc mua bán nhà như thế nào để tránh rủi ro?

Nên thực hiện công chứng hoặc chứng thực hợp đồng. Đây là bằng chứng cho thấy hợp đồng đã được thực hiện một phần. Ngoài ra, rất nhiều trường hợp vì tin tưởng nên chỉ đưa tiền đặt cọc mà không có giấy tờ ghi nhận về việc giao nhận tiền nên dẫn tới tranh chấp.

Nhà ở là tài sản có giá trị lớn, và có rất nhiều rủi ro trong hoạt động giao dịch liên quan. Vậy, đặt cọc mua bán nhà như thế nào để tránh rủi ro?

Sau đây, Luật Hoàng Phi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Rủi ro khi thực hiện hợp đồng đặt cọc?

Để xác định được cách giảm thiểu rủi ro trong hoạt động đặt cọc cần xác định các nhóm rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện giao dịch nói trên. Có thể nói tới một số nhóm điển hình như:

Rủi ro liên quan đến quy hoạch đất đai

Để phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà mỗi thửa đất lại có mục đích sử dụng, quy hoạch riêng. Thông thường nội dung quy hoạch được quy định cụ thể trong nội dung thông tin được ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố sau khi được cấp Giấy chứng nhận.

Do đó, khi thực hiện giao dịch đặt cọc hay mua bán nhà, cần tìm hiểu kĩ thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

Rủi ro liên quan đến thủ tục pháp lý

Một trong những biểu hiện thường thấy là người mua có thể bỏ ra một số tiền thấp hơn so với giá của ngôi nhà có vị trí, điều kiện tương đương nhưng đã hoàn thành các thủ tục pháp lý. Bởi lẽ, chúng kéo theo rất nhiều rủi ro khiến việc sở hữu căn nahf có thể không thực hiện được. Ví dụ: nhà chưa hóa giá, chưa hợp thức hóa xây dựng, chưa giải quyết xong về đồng sở hữu, chưa hoàn thiện, nhà chưa có giấy tờ pháp lý,….

Tuy nhiên, vì giá cả rất “hời” nên đây là một trong những rủi ro thường xảy ra, chiếm tỷ lệ lên tới 49%.

Do đó, việc đặt cọc trong trường hợp này hoàn toàn dựa vào uy tín của người bán.

Rủi ro do xảy ra tranh chấp

Việc này thường xảy ra khi ngôi nhà thuộc sở hữu chung nhiều người hoặc đang trong giai đoạn tranh chấp với nhà bên cạnh.

Đặt cọc mua bán nhà như thế nào để tránh rủi ro?

Đặt cọc mua bán nhà như thế nào để tránh rủi ro? Là một trong những vấn đề mà nhiều khách hàng quan tâm khi mua bán nhà, bởi việc đặt cọc một số tiền cần hết sức cẩn trọng, trong trường hợp phát sinh không mong muốn có thể một trong hai bên bán và bên mua hoặc cả hai sẽ bị ảnh hưởng.

Dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập rõ vấn đề này:

– Xác định rõ thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương tại nơi thửa đất, ngôi nhà, cũng như giấy tờ pháp lý của tài sản đó trước khi thực hiện giao dịch.

– Về mức tiền đặt cọc không quá 30% giá trị ngôi nhà. Là mức phần trăm vừa phải, vừa đảm bảo cam kết thực hiện giao dịch, vừa  giảm thiểu thiệt hại nếu có vấn đề thiệt hại xảy ra.

– Quy định rõ nội dung về quyền, nghĩa vụ các bên cũng như quy định về chế tài xử phạt khi vi phạm trong hợp đồng đặt cọc.

– Ghi rõ quy định về thời hạn thực hiện giao kết hợp đồng mua bán nhà ở, tránh trượt hợp các bên “lần lữa” không chịu giao kết hợp đồng, đặc biệt là bên bán.

– Nên thực hiện công chứng hoặc chứng thực hợp đồng. Đây là bằng chứng cho thấy hợp đồng đã được thực hiện một phần. Ngoài ra, rất nhiều trường hợp vì tin tưởng nên chỉ đưa tiền đặt cọc mà không có giấy tờ ghi nhận về việc giao nhận tiền nên dẫn tới tranh chấp.

– Lập hợp đồng mua bán nhà với điều khoản thanh toán từng phần thay vì hợp đồng “đặt cọc”.

Khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định phạt cọc khi một trong các bên từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tuy nhiên, nếu các bên lập hợp mua bán nhà với điều khoản thanh toán từng phần thì nghĩa vụ của các bên khi vi phạm sẽ khác với đặt cọc. Trong trường hợp không thực hiện hợp đồng, sẽ có 02 trường hợp xử lý như sau;

– Bên mua từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì khoản tiền này  sẽ được nhận lại và không chịu phạt, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

– Nếu bên chuyển nhượng từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì chỉ phải trả lại khoản tiền trả trước và không chịu “phạt cọc”, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề Đặt cọc mua bán nhà như thế nào để tránh rủi ro?, các rủi ro khi thực hiện việc đặt cọc. Mọi thắc mắc liên quan tới nội dung bài viết, quý vị có thể liên hệ qua tổng đài tư vấn 1900 6557 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhà nước không được ra quyết định thu hồi đất trong những trường hợp nào?

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định và tiến hành thu hồi lại quyền sử dụng đất đã trao cho người sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất nhưng có hành vi vi phạm pháp luật về đất...

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giao đất đối với những đối tượng nào?

Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi...

Trường hợp nào không được cưỡng chế thu hồi đất?

Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện quy định tại Luật đất đai...

Chuyển đổi đất vườn sang đất ở hết bao nhiêu tiền?

Như vậy UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) quyết định cho hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận được đơn và thửa đất xin chuyển thuộc khu vực được phép...

Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?

Luật đất đai quy định giấy tờ chuyển nhượng đất phải được công chứng chứng thực. Vậy Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi