Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh được quản lý như thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3017 Lượt xem

Đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh được quản lý như thế nào?

Chào luật sư, tôi có thắc mắc là đối với đất có di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh thì quyền quản lý đất được xác lập thế nào? Pháp luật quy định ra sao?

Câu hỏi:

Chào luật sư, tôi có câu hỏi như sau, tôi có thắc mắc là đối với đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh thì quyền quản lý đất được xác lập thế nào? Pháp luật quy định ra sao?  Mong luật sư giải đáp, xin cám ơn!

Trả lời:

Luật Hoàng Phi xin được giải đáp thắc mắc về lĩnh vực đất đai của bạn như sau:

Đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh được quản lý như thế nào?

Đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh được quản lý như thế nào?

Đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bảo vệ thì phải được quản lý nghiêm ngặt theo quy định tại Điều 158 Luật đất đai 2013 như sau:

– Đối với đất có di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá thì to chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đó chịu trách nhiệm chính trong việc sử dụng đất có di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh;

– Đối với đất có di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh không thuộc- quy định trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã noi có di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý diện tích đất có di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh;

– Đối với đất có di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh bị lấn, bị chiếm, sử dụng không đúng mục đích, sử dụng trái pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.

– Trong trường hợp đặc biệt cần thiết phải sử dụng đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thẳng cảnh vào mục đích khác thì việc chuyển mục đích phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xếp hạng đối với di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đó.

Trong trường hợp cần tư vấn luật đất đai thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT  MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi