Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình Đăng ký kết hôn ở nhà trai hay nhà gái?
  • Thứ năm, 13/04/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5402 Lượt xem

Đăng ký kết hôn ở nhà trai hay nhà gái?

Đăng ký kết hôn là việc mà hai bên nam nữ thực hiện thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chính thức xác lập quan hệ hôn nhân với nhau.

Hôn nhân là cơ sở hình thành gia đình – tế bào của xã hội. Trong mỗi chế độ xã hội, gia dình đều thực hiện những chức năng cơ bản mang tính chất xã hội của nó. Chính vì thế kết hôn luôn là việc quan trọng trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc những nội dung xoay quanh việc đăng ký kết hôn ở nhà trai hay nhà gái.

Thủ tục đăng ký kết hôn

Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Theo quy định của pháp luật Hộ tịch về nơi đăng ký kết hôn như sau:

“Điều 17. Thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn

1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.

2. Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau:

a) Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ;

b) Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;

c) Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch.”

“Nơi cư trú” theo quy định của Luật hộ tịch năm 2014, Luật Cư trú năm 2006 và Nghị định số 31/2014/ND-CP cụ thể như sau:

“Điều 5. Nơi cư trú của công dân được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.

1. Chỗ ở hợp pháp có thẻ thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, tổ chức tại thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố.

2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại Khoản 1 Điều này, thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn”.

Hệ thống pháp luật của Nhà nước ta quy định việc kết hôn phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp hai người kết hôn cùng là công dân Việt Nam kết hôn với nhau tại Việt Nam thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc kết hôn là ủy ban nhân dân cấp cơ sở nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ.

Trong trường hợp, kết hôn có yếu tố nước ngoài mà việc kết hôn tiến hành ở Việt Nam thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của công dân Việt Nam đăng ký việc kết hôn. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài.

Khi yêu cầu đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ nam nữ phải cùng có mặt tại cơ quan đăng ký kết hôn, nộp tờ khai đăng ký kết hôn và những giấy tờ cần thiết khác.

Trong trường hợp có lý do chính đáng, một trong hai bên kết hôn không thể dến nộp hồ sơ đăng ký kết hôn thì có thể gửi cho cơ quan đăng ký kết hôn đơn xin nộp hồ sơ vắng mặt, trong đơn phải nêu rõ lý do vắng mặt và phải có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp cơ sở nơi người vắng mặt cư trú.

Hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình quy định nam nữ kết hôn phải bảo đảm hai yếu số sau:

+ Phải thể hiện ý chí của cả nam và nữ là mong muốn được kết hôn với nhau.

+ Phải được nhà nước thừa nhận.

Do đó, muốn được kết hôn với nhau, nam nữ phải tuân thủ các điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Pháp luật nước ta quy định điều kiện kết hôn và đăng ký két hôn thể hiện tính khoa học và phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, đồng thời cũng phù hợp với tâm tư nguyện vọng của nhân dân.

Thông qua viẹc đăng ký kết hôn, Nhà nước đã công nhận hôn nhân của đôi nam nữ. Sự kiện kết hôn là cơ sở pháp lý ghi nhận rằng, hai bên nam nữ đã phát sinh quyền và nghĩa vụ vợ chồng. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chủ thể của quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con và xác định rõ thời diểm làm phát sinh các quan hệ đó.

Như vậy, Quý vị có thể thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn ở nhà trai hay nhà gái đều được pháp luật cho phép.

Những loại giấy tờ cần thiết khi đăng ký kết hôn

Sau khi đủ điều kiện để đăng ký kết hôn thì các cặp đôi cần phải chuẩn bị những giấy tờ để tiến hành đăng ký kết hôn.

Dưới đây là một số loại giấy tờ cần chuển bị trước để có thể tiến hành đăng ký kết hôn:

– Bản chính hộ khẩu hoặc bản sao công chứng.

– Chứng minh nhân dân/căn cước công dân còn hiệu lực.

– Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của xã, phường, thị trấn cấp.

– Giấy chứng nhận ly hôn của Tòa án nếu đã kết thúc hôn nhân.

Giấy đăng ký kết hôn hay còn gọi là giấy chứng nhận kết hôn được quy định tại khoản 7 – Điều 4 – Luật Hộ tịch năm 2014 phải có đầy đủ các thông tin sau đây:

+ Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ.

+ Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn.

+ Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch.

Như vậy, trên đây là một số nội dung liên quan tới đăng ký kết hôn ở nhà trai hay nhà gái như thế nào mà chúng tôi muốn cung cấp cho Quý bạn đọc. Cảm ơn Quý vị đã quan tâm theo dõi bài viết này.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thuận tình ly hôn có cần phải hòa giải tại Tòa án không?

Việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân...

Vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng. Vì vậy dù vợ chồng thuận tình ly hôn, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn hai vợ chồng cũng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho luật sư của...

Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hợp đồng hôn nhân là các thỏa thuận liên quan đến mối quan hệ hôn nhân, bao gồm việc kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như việc đảm bảo cấp dưỡng và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con...

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không?

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết sau...

Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không?

Sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi