Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình Đã ly hôn, sau bao lâu thì được kết hôn lại?
  • Thứ ba, 12/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4474 Lượt xem

Đã ly hôn, sau bao lâu thì được kết hôn lại?

Tôi kết hôn năm 2010, do vợ chồng tôi mâu thuẫn nên chúng tôi ly hôn năm 2014. Hiện nay tôi muốn tái hôn nhưng có người bạn của tôi nói phải sau 3 năm mới được phép kết hôn lại. Xin hỏi, bạn tôi nói như vậy có đúng không?

Trả lời:

Về câu hỏi: Đã ly hôn, sau bao lâu thì được kết hôn lại? Chúng tôi trả lời như sau:

Căn cứ Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền kết hôn:

“Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình.”.

Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cũng có quy định:

“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.”

Các trường hợp cấm kết hôn được quy định tại khoản 2 Điều 5 luật Hôn nhân gia đình như sau:

“2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;…”.

Hiện nay, pháp luật không có quy định nào quy định sau khi ly hôn 3 năm mới được đăng ký kết hôn. Như vậy, nếu bạn có đủ điều kiện kết hôn và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, bản án ly hôn giữa bạn và vợ cũ đã có hiệu lực pháp luật thì bạn có quyền kết hôn với người khác.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật sư liên quan đến câu hỏi: Đã ly hôn, sau bao lâu thì được kết hôn lại? Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

>>>>>> Tham khảo: Thủ tục ly hôn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thuận tình ly hôn có cần phải hòa giải tại Tòa án không?

Việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân...

Vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng. Vì vậy dù vợ chồng thuận tình ly hôn, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn hai vợ chồng cũng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho luật sư của...

Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hợp đồng hôn nhân là các thỏa thuận liên quan đến mối quan hệ hôn nhân, bao gồm việc kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như việc đảm bảo cấp dưỡng và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con...

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không?

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết sau...

Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không?

Sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi