Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Doanh nghiệp - Đầu tư Công ty luật có phải là doanh nghiệp?
  • Chủ nhật, 12/03/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 763 Lượt xem

Công ty luật có phải là doanh nghiệp?

Khác với công ty thông thường, công ty luật được thành lập tại Sở Tư pháp. Vậy Công ty luật có phải là doanh nghiệp?

Công ty luật là tổ chức hành nghề luật sư, là công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp luật và do Sở Tư pháp cấp phép thành lập và hoạt động. Vậy công ty luật có phải là doanh nghiệp không? Thủ tục thành lập công ty luật như thế nào?

Công ty luật có phải là doanh nghiệp?

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Bên cạnh đó, Điều 34 Luật Luật sư năm 2006 quy định về công ty luật như sau:

– Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Thành viên của công ty luật phải là luật sư.

– Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập. Công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn.

– Công ty luật trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

+ Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành lập.

+ Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu.

– Các thành viên công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thoả thuận cử một thành viên làm Giám đốc công ty. Luật sư làm chủ sở hữu công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Giám đốc công ty.

– Tên của công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các thành viên thoả thuận lựa chọn, tên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Như vậy, công ty luật được thành lập theo các loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp, vì thế, có thể khẳng định công ty luật là doanh nghiệp.

Văn phòng luật sư là gì?

Luật Luật sư quy định: Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.

Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng.

Thủ tục thành lập công ty luật

Bên cạnh câu hỏi công ty luật có phải là doanh nghiệp? thì thủ tục thành lập công ty luật cũng được nhiều độc giả quan tâm.

Mặc dù công ty luật là doanh nghiệp nhưng thủ tục thành lập sẽ có sự khác biệt theo quy định của Luật Luật sư và các văn bản hướng dẫn khác. Cụt thể, thủ tục thành lập công ty luật như sau:

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty luật

Hồ sơ thành lập công ty luật bao gồm:

+ Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu;

+ Dự thảo Điều lệ của công ty luật;

+ Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật;

+ Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập ty luật

– Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết yêu cầu thành lập công ty luật là tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên.

– Công ty luật do luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty.

Bước 3: Nhận kết quả thành lập công ty luật

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho công ty luật.

Trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 4: Hoàn thành các công việc sau khi thành lập công ty luật

Để công ty chính thức đi vào hoạt động, sau khi thành lập công ty luật cần phải thực hiện các công việc sau đây:

+ Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên.

+ Khắc con dấu, công khai mẫu dấu;

+ Thông báo thông tin công ty lên cổng thông tin;

+ Phát hành hóa đơn giá trị gia tăng, mua hóa đơn từ cơ quan quản lý thuế;

+ Nộp thuế ban đầu, kê khai thuế đầy đủ;

+ Làm chữ ký số cho việc đóng thuế điện tử;

+ Thông báo áp dụng phương pháp đóng thuế;

+ Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo số tài khoản với Cơ quan nhà nước;

+ Treo biển tại công ty.

Trên đây là nội dung bài viết Công ty luật có phải là doanh nghiệp? cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất

Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi