Công ty chậm phát thẻ bảo hiểm y tế thì làm thế nào?
Em đã tham gia bảo hiểm y tế được 5 tháng nhưng công ty chưa phát thẻ bảo hiểm y tế cho em. Vậy trong khoảng thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế em được bảo hiểm thanh toán chi phí khám chữa bệnh không? Luật sư tư vấn giúp, em xin chân thành cảm ơn.
Câu hỏi:
Xin chào Luật sư, em có một thắc mắc muốn hỏi Luật sư:
Em tên là Nguyễn Thanh Bình, sinh năm 1988, em muốn hỏi em tham gia đóng bảo hiểm y tế của công ty đã được 5 tháng từ tháng 1/2016 đến hiện tại là tháng 6/2016 nhưng vẫn không thấy công ty phát thẻ bảo hiểm y tế, em có hỏi về phía công ty khi nào em mới nhận được thẻ bảo hiểm y tế thì được công ty trả lời là khoảng cuối tháng 8 mới có. Vậy cho em hỏi khi em đi thăm khám bệnh trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 8 thì có được chi trả tiền viện phí không? Xin giúp em trả lời câu hỏi. Em cám ơn!
Trả lời:
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi của chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin phép được tư vấn như sau:
Chậm phát thẻ bảo hiểm y tế
Căn cứ tại Công văn 2049/BHXH-NVGĐ1 hướng dẫn về việc chậm cấp thẻ bảo hiểm y tế như sau:”Để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT, đề nghị các đơn vị sử dụng lao động làm thủ tục gia hạn thẻ chậm nhất 10 ngày trước khi thẻ BHYT hết hạn sử dụng; hoặc thủ tục cấp mới chậm nhất 10 ngày trước khi hợp đồng lao động có hiệu lực. Trong khi chờ cấp thẻ, nếu người lao động có nhu cầu khám chữa bệnh, cơ quan BHXH sẽ cấp giấy xác nhận để sử dụng tạm thời.“
Theo đó, người sử dụng lao động phải làm thủ tục gia hạn thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động theo thời hạn nêu trên. Bên cạnh đó, bạn có nói công ty gia hạn thẻ bảo hiểm y tế muộn nhưng không nói cụ thể ngày thẻ bảo hiểm y tế có thời hạn từ khi nào nên chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
+) Thứ nhất, nếu khi đi khám chữa bệnh trong thời gian từ từ tháng 6 đến tháng 8 mà thẻ bảo hiểm y tế đã có giá trị sử dụng nhưng chưa được cấp thẻ bảo hiểm
Căn cứ Điều 14 Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2014 về thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan bảo hiểm xã hội:
“Điều 14. Thanh toán trực tiếp chi phí khám bệnh, chữa bệnh
Các trường hợp thanh toán trực tiếp chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 sửa đổi, bổ sung của Luật BHYT bao gồm:
1. Khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
2. Khám bệnh, chữa bệnh không đúng thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo quy định tại Điều 8 Thông tư này“.
Như vậy, trường hợp của bạn thì khi đi khám chữa bệnh trong thời gian chưa được cấp thẻ, bạn có thể xin giấy xác nhận tham gia BHYT từ cơ quan BHXH để sử dụng tạm thời hoặc bạn có thể đi khám chữa bệnh, thanh toán chi phí với bệnh viện sau đó làm hồ sơ thanh toán lại chi phí bảo hiểm y tế trong phạm vi được hưởng.
+) Thứ hai, trong thời gian bạn đi khám, chữa bệnh, thẻ bảo hiểm y tế chưa có hiệu lực
Đối với trường hợp này, căn cứ khoản 3 Điều 49 của Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 như sau:
“3. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý như sau:
a) Phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của quỹ bảo hiểm y tế;
b) Phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế”.
Vậy nên, trong trường hợp do lỗi của công ty gia hạn thẻ muộn nên người lao động không có thẻ bảo hiểm y tế để sử dụng thì công ty phải có trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế.
Cơ quan Bảo hiểm xã hội chỉ thanh toán các chi phí khám chữa bệnh phát sinh kể từ ngày cấp thẻ BHYT, các chi phí khám chữa bệnh phát sinh trước ngày cấp thẻ không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT.
Trên đây, là phần tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn, bạn có thể áp dụng để đảm bảo quyền lợi của mình một cách tốt nhất. Và rất hi vọng bạn sẽ tiếp tục tin tưởng và ủng hộ Luật Hoàng Phi của chúng tôi.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã chương là mã ký hiệu của Doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp và cấp quản lý doanh nghiệp. Mã chương 755 là...

Tra cứu mã chương doanh nghiệp ở đâu?
Mã chương là mã ký hiệu của doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp và cấp quản lý doanh nghiệp. Có thể tra cứu mã chương doanh nghiệp tại Phụ lục I thông tư...

Lương cơ bản 4 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu tiền?
Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định tổng tỷ lệ đóng các loại bảo hiểm hằng tháng của người lao động là...

Mã chương thuế môn bài hộ kinh doanh 2023
Danh mục mã chương nộp thuế môn bài được ban hành kèm theo Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài...
Xem thêm