Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Công chứng bản khai nhận di sản thừa kế khi thiếu người thừa kế?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4258 Lượt xem

Công chứng bản khai nhận di sản thừa kế khi thiếu người thừa kế?

Bố tôi mất năm 2006, 2 năm sau ông nội tôi mất đến nay gia đình mới làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế nhưng vắng mặt hai người con của ông bị thất lạc. Vậy tôi xin hỏi, gia đình tôi có thể làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế không?

Câu hỏi:

Bố tôi mất năm 2006 nhưng gia đình chưa khai di sản thừa kế, 2 năm sau ông nội tôi mất, nhưng đến năm 2015 gia đình tôi mới làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế, do bố tôi mất trước ông nên một phần di sản của ông được hưởng từ bố tôi sẽ được chia cho những người thừa kế của ông. Nhưng ông tôi có một người con trai trước kia bỏ nhà ra đi làm ăn nơi khác và một người con gái bị thất lạc nay không thể liên lạc được. Vậy tôi xin hỏi, nếu không tìm được hai người đó thì thể làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế được không?

Công chứng bản khai nhận di sản thừa kế khi thiếu người thừa kế

Trả lời:

Chào bạn, với câu hỏi: Công chứng bản khai nhận di sản thừa kế khi thiếu người thừa kế được không? Chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định của pháp luật thì ông nội bạn sẽ  là người thừa kế theo luật của bố bạn quy định tại Điều 635 Bộ Luật dân sự năm 2005: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Vì ông nội bạn cũng đã mất nên phần di sản mà ông được hưởng thừa kế từ bố bạn sẽ chia cho các thừa kế của ông theo quy định tại Điều 676 Bộ Luật dân sự năm 2005 về người thừa kế theo pháp luật:

1.  Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây.

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2.  Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3.  Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Khi làm thủ tục khai nhận thừa kế của bố bạn để lại thì phải có sự tham gia của những người thừa kế của bố bạn và những người thừa kế của ông nội. Thủ tục khai nhận có thể được tiến hành theo các cách thức sau:

Nếu việc phân chia di sản thừa kế không bắt buộc phải công chứng, chứng thực thì những người thừa kế có thể lập văn bản thỏa thuận với nhau về các vấn đề như: Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, nghĩa vụ của mọi người…… Trong trường hợp không thể liên lạc được với người thừa kế của ông nội bạn thì những người thừa kế còn lại có thể thỏa thuận với nhau về cách thức phân chia di sản thừa kế của bố bạn như: để riêng phần di sản thừa kế của ông nội bạn giao cho một người giữ hộ hoặc đứng ra hưởng thay, nếu sau này liên lạc lại được với hai người con của ông nội bạn thì người đứng ra hưởng thay hoặc giữ hộ đó phải có trách nhiệm trao trả phần di sản đó cho hai người con của ông

Nếu việc phân chia di sản thừa kế mà bắt buộc phải công chứng, chứng thực thì theo quy định của pháp luật khi yêu cầu công chứng tại tổ chức công chứng cần có sự tham gia của tất cả các thừa kế theo pháp luật của bố bạn và người thừa kế theo pháp luật của ông nội bạn. Như vậy nếu không liên lạc được với hai người con đã bị thất lạc của ông nội bạn thì thủ tục khai nhận di sản thừa kế và văn bản thỏa thuận sẽ không thực hiện được theo quy định tại Điều 57 về công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản và Điều 58 về công chứng khai nhận di sản của Luật công chứng năm 2014

Nếu trường hợp không thể phân chia di sản do không có sự có mặt của người thừa kế của ông nội bạn và làm ảnh hưởng tới quyền lợi của những người khác hoặc phát sinh tranh chấp thì có thể yêu cầu tòa án nhân dân có thẩm quyền chia phần di sản của bố bạn để lại và phần di sản mà ông nội được hưởng từ bố bạn, nay thuộc về hai người con bị thất lạc của ông nội sẽ được giao cho một người có trách nhiệm quản lý đến khi liên lạc được với hai người bị thất lạc sẽ giao lại cho họ

Như vậy, việc khai nhận di sản thừa kế khi không có mặt đầy đủ những người được hưởng thừa kế thì có thể tùy từng trường hợp di sản thừa kế đó có bắt buộc phải công chứng, chứng thực hay không và tùy thuộc vào sự thỏa thuận của những người được hưởng thừa kế.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi