• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2539 Lượt xem

Con riêng là gì?

Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật dân sự.

Hầu hết các cặp vợ chồng khi bước vào cuộc sống hôn nhân đều hướng đến việc có con cái để chăm sóc, nuôi dưỡng vun vén cho cuộc sống gia đình, bởi con cái là tài sản lớn nhất của cha mẹ. Tuy nhiên, bên cạnh con chung của hai vợ chồng thì nhiều gia đình còn có con riêng. Vậy con riêng là gì?

Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến câu hỏi con riêng là gì?

Con riêng là gì?

Hiện nay chưa có văn bản hay quy định của pháp luật nào định nghĩa con riêng, tuy nhiên trên thực tế ta có thể hiểu con riêng là con của một bên vợ hoặc chồng với người khác. Con riêng có thể là con do người vợ hoặc người chồng có trước khi kết hôn, nghĩa là:

Có thể vợ hoặc chồng có con trong quan hệ hôn nhân trước đó hoặc cũng có thể là vợ hoặc chồng chưa từng kết hôn nhưng đã có con ngoài hôn nhân.

Cũng có thể là con riêng của vợ nếu do người vợ sinh ra trong thời kì hôn nhân nhưng được Tòa án đã người chồng không phải là cha của đưa trẻ được sinh ra đó (tức là trong thời kì hôn nhân, người vợ có thai với người khác). Hoặc có thể là con riêng của người chồng trong trường hợp Tòa án xác định người chồng là cha của người con do người phụ nữ khác sinh ra (tức là trong thời kì hôn nhân người chồng có thai với người khác.

Từ những phân tích trên ta có thể hiểu con riêng là con của một bên vợ hoặc chồng với người khác. Và con riêng có thể được sinh ra trong hôn nhân, cũng có thể được sinh ra trước hôn nhân.

Mối quan hệ giữa bố dượng, mẹ kế và con riêng

Điều 79 Luật hôn nhân gia đình quy định quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng như sau:

“ 1. Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này.

2. Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật này.”

Theo quy định của pháp luật cha dượng, mẹ kế có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình, bao gồm:

Nghĩa vụ chung của cha mẹ được quy định tại Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình như sau:

“ 1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”

Nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng: Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình (Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình).

Thông thường pháp luật chỉ quy định nghĩa vụ nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con cái là từ khi sinh ra cho tới lúc thành niên. Đến tuổi thành niên con cái có đủ năng lực về mặt pháp luật và năng lực về trí lực để có thể tạo lập cuộc sống độc lập của mình. Tuy nhiên nhiều trường hợp con sinh ra bị bệnh tật bẩm sinh hoặc mất năng lực hành vi dân sự, do đó đến độ tuổi thành niên vẫn không có khả năng lao động, không thể tự chăm lo và nuôi sống bản thân mình thì cha mẹ có trách nhiệm tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ cho con mình.

Bên cạnh việc quy định nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế thì pháp luật cũng đã quy định về nghĩa vụ của con riêng đối với cha dượng, mẹ kế như sau:

Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Quyền thừa kế của con riêng đối với di sản của bố dượng, mẹ kế

Điều 654 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế như sau:

“ Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.”

Thừa kế theo điều 652 là trường hợp thừa kế thế vị và điều 653 là quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ.

Như vậy, pháp luật không hạn chế quyền thừa kế của con riêng đối với di sản của cha dượng, mẹ kế mà pháp luật đặt ra điều kiện là giữa họ phải có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con. Nếu con riêng đáp ứng được điều kiện trên đối với cha dượng mẹ kế thì họ sẽ được hưởng di sản. Và ngược lại nếu mối quan hệ giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế không có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng thì đương nhiên họ không được hưởng di sản.

Trên đây là những nội dung mà Luật Hoàng Phi muốn chi sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi câu hỏi con riêng là gì? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được tư vấn trực tiếp. Xin cảm ơn!

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thuận tình ly hôn có cần phải hòa giải tại Tòa án không?

Việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân...

Vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng. Vì vậy dù vợ chồng thuận tình ly hôn, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn hai vợ chồng cũng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho luật sư của...

Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hợp đồng hôn nhân là các thỏa thuận liên quan đến mối quan hệ hôn nhân, bao gồm việc kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như việc đảm bảo cấp dưỡng và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con...

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không?

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết sau...

Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không?

Sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi