Cơ quan tiến hành tố tụng là gì?
Cơ quan tiến hành tố tụng là cơ quan nhà nước, thực hiện chức năng giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội bằng quyền lực nhà nước.
Hành pháp là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện sức mạnh của hệ thống pháp luật. Cơ quan hành pháp ở Việt Nam được phân thành nhiều cấp và nhiều lĩnh vực đảm bảo hoạt động hiệu quả. Trong đó, cơ quan tiến hành tố tụng là một hệ thống đơn vị quan trọng trong hành pháp. Vậy, Cơ quan tiến hành tố tụng là gì? Chúng tôi xin chia sẻ với Qúy bạn đọc qua bài viết sau.
Cơ quan tiến hành tố tụng là gì?
Cơ quan tiến hành tố tụng là cơ quan nhà nước, thực hiện chức năng giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội bằng quyền lực nhà nước.
Trong tố tụng hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng gồm các cơ quan sau: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Trong tố tụng dân sự và hành chính thì không có cơ quan điều tra mà chỉ có Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tiến hành tố tụng.
Quyết định của các cơ quan tiến hành tố tụng này có giá trị bắt buộc các chủ thể khác phải chấp hành. Hoạt động tố tụng của các cơ quan này mang tính độc lập, không bị phụ thuộc và không phải xin ý kiến của cá nhân, cơ quan và tổ chức nào khác.
Như vậy, chúng ta đã hiểu Cơ quan tiến hành tố tụng là gì? Vậy thành phần của cơ quan tố tụng gồm ai?
Thành phần các cơ quan tố tụng?
Trong tố tụng hình sự gồm có các cơ quan tiến hành tố tụng sau:
– Cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự và Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự gồm có: Cơ quan điều tra của Công an nhân dân; Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân; Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Ngoài cơ quan điều tra còn có một số cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như: các cơ quan của bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư.
Các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành hoạt động điều tra khi thực hiện nhiệm vụ mà tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm hoặc phát hiện hành vi phạm tội đến phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh và điều tra trong phạm vi thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật.
– Hệ thống viện kiểm sát nhân dân gồm có: Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Viện kiểm sát quân sự các cấp.
Theo quy định tại Điều 2 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014 vể chức năng nhiệm vụ của viện kiểm sát nhân dân:Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Hệ thống toà án nhân dân gồm: Toà án nhân dân tối cao; Toà án nhân dân cấp cao; Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Toà án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Toà án quân sự.
Trong tố tụng dân sự và hành chính có 2 cơ quan tiến hành tố tụng có hệ thống cấu thành giống trong tố tụng hình sự gồm:
– Toà án: là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong tố tụng dân sự, toà án là cơ quan tiến hành tố tụng dân sự chủ yếu. Nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu của toà án trong tố tụng dân sự là giải quyết vụ việc dân sự.
– Viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện kiểm sát các hoạt động tố tụng dân sự. Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án để bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự kịp thời, đúng pháp luật.
Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng dân sự?
Cơ quan tiến hành tố tụng là gì? Trách nhiệm của cơ quan này như thế nào?
Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng như sau:
– Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.
– Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
– Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ.
– Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
– Người tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Cơ quan tiến hành tố tụng là gì? Hy vọng sẽ giúp Qúy bạn đọc hiểu hơn về các cơ quan nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mỗi chúng ta.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Ý thức thực hiện pháp Luật Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
Các biện pháp chế tài đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng nặng về phạt vi phạm hành chính, biện pháp hình sự ít được áp dụng để trấn áp hành vi làm hàng giả trong xã hội, vì vậy tính răn đe không đủ mạnh để chấm dứt hành vi làm hàng...
Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh?
Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế. Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt tích cực của cạnh...
Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà
Hoạt động thuê nhà diễn ra phổ biến nên các tranh chấp liên quan cũng không ít. Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà như thế...
Hợp đồng đặt cọc vô hiệu trong trường hợp nào?
Hợp đồng đặt cọc là sự thỏa thuận của các bên trong đó một bên (bên đặt cọc) giao cho bên kia (là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí, đá quý hoặc vật có giá trị trong một thời hạn để bảo đảm việc giao kết hợp đồng hoặc thực hiện hợp...
Thời hạn chuẩn bị xét xử tranh chấp về thừa kế
Xin luật sư tư vấn giúp tôi pháp luật hiện nay quy định thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp về thừa kế là bao nhiêu lâu kể từ ngày thụ lý vụ...
Xem thêm