• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 669 Lượt xem

Người thừa kế là gì?

Người thừa kế là người được hưởng di sản mà người chết để lại theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.

Người thừa kế là gì? Quy định mới nhất của pháp luật về người thừa kế như thế nào? là một trong những thắc mắc mà nhiều Khách hàng băn khoăn luôn mong được giải đáp. Hiểu rõ điều này, chúng tôi thực hiện bài viết dưới đây nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho quý độc giả.

Khái niệm người thừa kế

Người thừa kế là người được hưởng di sản mà người chết để lại theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.

 Về cơ bản, người thừa kế được xác định theo hai loại sau đây: 

– Người thừa kế theo di chúc:

Người thừa kế theo di chúc được xác định bởi ý chí của người để lại thừa kế và được xác định trong di chúc mà người để lại thừa kế đã lập. Vì vậy, người thừa kế theo di chúc có thể là một cá nhân bất kỳ, miễn là đã được xác định trong di chúc mà không cần phải xét đến họ có mối quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, huyết thống với người để lại di sản hay không. Ngoài ra, người thừa kế theo di chúc còn có thể là cơ quan, tổ chức hoặc có thể là các chủ thể khác. 

– Người thừa kế theo pháp luật: 

Người thừa kế theo pháp luật là cá nhân được hưởng di sản mà người chết để lại do pháp luật xác định trên mối quan hệ về hôn nhân hoặc quan hệ về huyết thống hay nuôi dưỡng giữa họ với người để lại di sản. 

Như vậy, người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là con người cụ thể (cá nhân) và phải là cá nhân có một trong ba mối quan hệ (hoặc hôn nhân, hoặc nuôi dưỡng, hoặc huyết thống) với người để lại di sản. 

Người thừa kế chỉ được hưởng di sản do người chết để lại khi nào?

Điều 635 BLDS quy định: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người đề lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”. 

Theo quy định trên, người thừa kế chỉ được hưởng di sản do người chết để lại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: 

Thứ nhất, phải là người còn sống (nếu người thừa kế là cá nhân) hoặc phải còn tồn tại (nếu người thừa kế là cơ quan, tổ chức) vào thời điểm mở thừa kế. 

Thứ hai, phải thành thai trước khi người để lại di sản chết nếu sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế. 

Lưu ý: người thừa kế chỉ được hưởng di sản khi họ không thuộc các trường hợp sau: 

– Không được hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của BLDS 2005. 

– Bị người để lại di sản truất quyền hưởng di sản bằng một di chúc có hiệu lực pháp luật (trừ trường hợp người thừa kế là người được xác định trong Điều 669 BLDS 2005). .

 Ngoài những điều kiện trên, pháp luật về thừa kế của nước ta không quy định điều kiện về tư cách chủ thể của người thừa kế, trong khi, người thừa kế là một bên chủ thể trong quan hệ thừa kế và theo nguyên lý chung thì khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự, các chủ thể phải có đủ tư cách chủ thể (bao gồm năng lực hành vi và năng lực pháp luật).

Như đã biết, thừa kế là sự dịch chuyển di sản từ người đã chết sang người còn sống, trong đó di sản mà người thừa kế được hưởng phải là những tài sản hiện còn sau khi thanh toán các nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại, thanh toán các chi phí từ di sản và thực hiện các chỉ dặn trong di chúc có hiệu lực pháp luật mà người chết để lại (nếu có) nên người hưởng di sản, thực chất là người có quyền mà không phải gánh vác nghĩa vụ (dù trong khoản 1 Điều 637 BLDS 2005 có quy định “người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại nhưng trách nhiệm này đã được người quản lý di sản thực hiện trước khi chia di sản cho người thừa kế). Vì vậy, việc hưởng quyền không cần điều kiện về năng lực chủ thể. 

Nếu di sản đã được chia cho người thừa kế khi chưa thanh toán nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại thì người hưởng di sản có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đó tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà họ đã nhận. Trong trường hợp này, nếu người thừa kế không có hoặc chưa đủ năng lực hành vi thì người đại diện theo pháp luật (cha, mẹ, hoặc người giám hộ) của họ sẽ thay họ dùng phần tài sản đó để thực hiện nghĩa vụ. Như vậy, người thừa kế không cần phải có điều kiện về năng lực chủ thể. BUTTER 

– Cũng giống với quyền sở hữu, quyền thừa kế là một quyền tuyệt đối. Nếu trong quyền sở hữu, ai là người có tài sản một cách hợp pháp thì người đó là chủ sở hữu của tài sản, bất luận họ có năng lực hành vi hay không thì trong thừa kế, ai là người được người chết dịch chuyển di sản thừa kế thì người đó là người thừa kế, bất luận họ có năng lực hành vi hay không (đối với cá nhân), bất luận họ có tư cách pháp nhân hay không (đối với cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc). 

Tóm lại, để được hưởng di sản, người thừa kế nói chung phải đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật đã quy định. Tuy nhiên, người thừa kế không bắt buộc phải có năng lực chủ thể mới được hưởng di sản. 

Thời điểm nào phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế 

Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế  Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

Đối với di sản thừa kế là nhà ở thì Luật Nhà ở 2005 đã quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu như sau: “Quyền sở hữu nhà ở được chuyên cho bên mua, bên nhận tặng cho, bên thuê mua, bên nhận đổi nhà ở kể từ thời điểm hợp đồng được công chứng đối với giao dịch về nhà ở giữa cá nhân với cá nhân hoặc đã giao nhận nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng đối với giao dịch về nhà ở mà một bên là tổ chức kinh doanh nhà ở hoặc từ thời điểm mở thừa kế trong trường hợp nhận thừa kế nhà ở”.

Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như thế nào?

Trong BLDS 2005, thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được quy định tại Điều 637 như sau: 

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế.

3. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân. 

Điều luật trên xác định trách nhiệm của người thừa kế nói chung (cả thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc) về việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Tuy nhiên, trong số đó, chỉ những người hưởng thừa kế mới phải thực hiện nghĩa vụ này. Người thừa kế sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại nếu họ đã từ chối nhận di sản. 

Khi người thừa kế nhận di sản thừa kế thì họ phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại trong phạm vi di sản nói chung và trong phạm vi phần di sản mà họ được nhận. Vì vậy, bằng tài sản được hưởng thừa kế, người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại theo các trường hợp sau đây: 

– Nếu người chết có để lại nghĩa vụ tài sản nhưng trong di chúc không nói rõ ai phải thực hiện nghĩa vụ đó thì mỗi người thừa kế (theo di chúc cũng như theo pháp luật) phải thực hiện một phần nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần di sản mà người đó được hưởng trên toàn bộ khối di sản. Vì thế, trong trường hợp này, nếu di sản chưa chia thì sẽ dùng di sản để thực hiện nghĩa vụ. Phần di sản còn lại sẽ được chia cho những người thừa kế theo phần mà họ được hưởng đã được xác định trong di chúc. Nếu di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng với phần tài sản mà họ đã nhận.

– Nếu người để lại di sản đã giao cho người thừa kế nào đó thực hiện toàn bộ nghĩa vụ tài sản thì người thừa kế đó phải thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số di sản mà họ được nhận. Nếu nghĩa vụ tài sản lớn hơn số di sản được nhận thì phần nghĩa vụ vượt quá này sẽ do những người thừa kế khác thực hiện tương ứng với phần di sản họ được hưởng

– Nếu người để lại thừa kế đã xác định rõ tỷ lệ nghĩa vụ tài sản mà từng người thừa kế phải thực hiện thì mỗi người thừa kế (cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức) phải thực hiện phần đó trong phạm vi di sản mà họ được nhận 

– Nếu người để lại thừa kế đã xác định rõ tỷ lệ nghĩa vụ tài sản mà từng người thừa kế phải thực hiện thì mỗi người thừa kế (cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức) phải thực hiện phần đó trong phạm vi di sản mà họ được nhận. Tuy nhiên, nếu phần nghĩa vụ vượt quá số di sản mà người thừa kế được hưởng thì những người thừa kế khác phải thực hiện tương ứng với phần di sản mà họ được hưởng. 

– Nếu người chết có để lại nghĩa vụ tài sản mà vụ thừa kế đó được giải quyết theo pháp luật và di sản chưa chia thì trước khi chia di sản cho những người thừa kế phải bằng di sản đó thực hiện các nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Phần tài sản còn lại được chia cho những người thừa kế theo kỷ phần mà pháp luật đã xác định. Trong trường hợp di sản đã được chia theo pháp luật cho người thừa kế thì mỗi người thừa kế đã nhận di sản phải thực hiện một phần nghĩa vụ tài sản bằng nhau nhưng tổng giá trị nghĩa vụ tài sản mà các thừa kế phải thực hiện không vượt quá tổng giá trị di sản mà người chết để lại. 

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Quan hệ pháp luật là gì? Yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật?

Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật khác nhau, những quan hệ xã hội này xác lập, phát triển, tồn tại hay chấm dứt dựa trên quy định của pháp...

Ví dụ về tranh chấp trong kinh doanh thương mại

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn về vấn đề: Ví dụ về tranh chấp trong kinh doanh thương...

Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng

Người có nhu cầu và năng lực sử dụng giống cây trồng không đạt được thỏa thuận với người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về việc ký kết hợp đồng sử dụng giống cây trồng mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thỏa...

Sửa nhà có phải xin giấy phép xây dựng không?

Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình có phải xin giấy phép xây dựng...

Chủ đầu tư hay cư dân phải mua bảo hiểm cháy nổ nhà chung cư?

Chủ sở hữu căn hộ chung cư có trách nhiệm mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với phần sở hữu riêng của mình và đóng góp chi phí mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với phần sở hữu...

Xem thêm