Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Có được hủy bỏ hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3044 Lượt xem

Có được hủy bỏ hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba không?

Tôi đang thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì tôi có được quyền hủy bỏ hợp đồng này không?

 

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi là Đỗ Minh, tôi có câu hỏi muốn được Luật sư trả lời như sau. Tôi có được một người thuê để thực hiện công việc hộ lý, chăm sóc sức khỏe cho mẹ người ấy. Tôi đã đi làm được một thời gian nhưng nay tôi không muốn tiếp tục làm việc đó nữa vậy tôi có được hủy bỏ hợp đồng dù mẹ bên thuê không đồng ý và muốn tôi làm tiếp hay không? Tôi xin cảm ơn Luật sư!

Trả lời:

Chào bạn, với câu hỏi của bạn Luật sư tư vấn dân sự của Luật Hoàng Phi xin được trả lời như sau:

Có được hủy bỏ hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba không?

Có được hủy bỏ hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba không?

Theo như bạn trình bày thì bạn đã tham gia quan hệ hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Đối với loại hợp đồng này thì việc hủy bỏ phải căn cứ vào quy định tại Điều 417 Bộ luật Dân sự 2015 về trường hợp Không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba:

Khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý.”

Sửa đổi hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng là quyền của các bên giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, quyền này bị giới hạn đối với trường hợp hợp đồng được giao kết và thực hiện vì lợi ích của người thứ ba. Tức là, nếu người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì các bên không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng nếu không có sự đồng ý của người thứ ba, kể cả khi hợp đồng chưa được thực hiện. Đối với hợp đồng đã thực hiện thì nếu muốn sửa đổi hay hủy bỏ cũng phải được người thứ ba đồng ý, nếu người thứ ba không đồng ý thì các bên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng mà không được sửa đổi hay hủy bỏ. Đây là quy định nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba. Tránh trường hợp các bên trong hợp đồng gây thiệt hại cho người thứ ba từ việc sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng.

Còn việc sửa đổi hợp đồng để tạo điều kiện cho các bên thực hiện tốt hợp đồng nhằm bảo đảm lợi ích cho người thứ ba hoặc hạn chế rủi ro hoặc thiệt hại đối với các bên thì pháp luật chưa dự liệu hết trường hợp này.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, bác gái mà bạn đang chăm sóc chính là người thứ ba hưởng lợi ích, do đó nếu bạn muốn hủy bỏ hợp đồng thì bạn phải được sự đồng ý của bác gái ấy chứ bạn không được tùy tiện, tự ý hủy bỏ hợp đồng.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu báo cáo thực hiện quy chế dân chủ trong trường học 2024

Mục đích của việc thực hiện quy chế dân chủ là phát huy quyền làm chủ của nhà giáo, của cán bộ quản lý, người lao động, người học và nâng cao trách nhiệm của hiệu...

Nhận dạng là gì? Những trường hợp cần phải nhận dạng?

Nhận dạng được thực hiện bằng cách đưa người hoặc đồ vật, hoặc ảnh cho người làm chứng, người bị hại hoặc bị can trực tiếp ngắm, nhìn để họ chỉ ra có hay không người, vật, ảnh mà họ đã nhìn thấy trước...

Tổng đài tư vấn thuế miễn phí toàn quốc 24/7

Mọi thắc mắc về các quy định pháp luật liên quan đến đăng ký thuế, kê khai thuế, xử phạt vi phạm hành chính về thuế, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường, thuế sử dụng đất... đều được tổng đài tư vấn thuế miễn phí 1900 6557 giải đáp một cách nhanh...

Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới

Tôi là người Việt Nam muốn kết hôn với người yêu tôi là người Trung quốc. Hai người sống ở gần khu vực biên giới. Vậy thủ tục kết hôn của anh chị như thế...

Thời giờ làm việc của người chưa thành niên như thế nào?

Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành....

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi