Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Có được hưởng hệ số bảo lưu khi nâng ngạch lương?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 8493 Lượt xem

Có được hưởng hệ số bảo lưu khi nâng ngạch lương?

Tôi là cán bộ y tế có hệ số lương ngạch lương B1 bậc 9 là 3,46 + 0,5%( hệ số bảo lưu). Bây giờ tôi được nâng ngạch lên A1 thì sẽ được hưởng hệ số lương như thế nào?

Câu hỏi:

Tôi là cán bộ y tế hưởng lương ngạch A0 là 3,96 nhưng hiện nay ngành y tế đã xoá ngạch A0 và tôi chuyển được chuyển xuống ngạch B1 bậc 9 với hệ số là 3,46 + 0,5 (hệ số bảo lưu). Vậy bây giờ tôi lại được chuyển ngạch lên A1 thì sẽ hệ số lương ở ngạch A1 là bao nhiêu? Tôi có được hưởng hệ số bảo lưu hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn,câu hỏi của bạn thuộc lĩnh vực Tư vấn Luật Lao động, với câu hỏi của bạn, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Bạn là cán bộ y tế đang hưởng lương ngạch B1 với hệ số là 3,46, hiện nay bạn đã được chuyển lên ngạch A1, về vấn đề hệ số lương ngạch A1 là bao nhiêu, căn cứ vào Nghị định số 204/2004/NĐ-CP quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lực vũ trang và Bảng 3: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với các bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước (Ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ) thì:

Viên chức ngạch A1 Bậc 9 hệ số lương là 4.98, mức lương thực hiện từ 01/10/2004 là 1,444.2

Có được hưởng hệ số bảo lưu khi nâng ngạch lương?

 Có được hưởng hệ số bảo lưu khi nâng ngạch lương?

Về hệ số bảo lưu , được quy định tại Thông tư Số: 02/2007/TT-BNV Hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức như sau:

1. Xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức :

c. Trường hợp có tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới, thì xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm nhiên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới (kể cả hệ số chênh lệch bảo lưu) và thời gian xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.

Hệ số chênh lệch bảo lưu tại điểm c này (tính tròn số sau dấu phẩy 2 số) được hưởng trong suốt thời gian cán bộ, công chức, viên chức xếp lương ở ngạch mới. Sau đó, nếu cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được nâng ngạch hoặc chuyển ngạch khác, thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào ngạch được bổ nhiệm khi nâng ngạch hoặc chuyển ngạch và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương ở ngạch mới.

Ví dụ : Ông Nguyễn Văn B đang hưởng 15% phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch kiểm ngân viên (mã số 07.047) kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2007 (tổng hệ số lương 3,63 cộng 15%VK đang hưởng ở ngạch kiểm ngân viên là 4,17). Đến ngày 01 tháng 10 năm 2007, ông B đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền quyết định nâng lên ngạch cán sự (mã số 01.004). Do tổng hệ số lương 4,17 đang hưởng ở ngạch kiểm ngân viên lớn hơn hệ số lương 4,06 ở bậc cuối cùng trong ngạch cán sự, nên ông B được xếp vào hệ số lương 4,06 bậc 12 ngạch cán sự và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu 0,11 (4,17 – 4,06) kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2007 (ngày bổ nhiệm vào ngạch cán sự). Đến ngày 01 tháng 10 năm 2009, sau đủ 2 năm và có đủ điều kiện, ông B được hưởng 5% phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cán sự và vẫn tiếp tục được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 0,11.

Đến ngày 01 tháng 3 năm 2010, ông B đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền quyết định nâng lên ngạch chuyên viên (mã số 01.003) thì ông B được căn cứ vào tổng hệ số lương cộng hệ số chênh lệch bảo lưu và 5% phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cán sự là 4,37 (4,06 + 0,11 + 5%VK của 4,06) để xếp vào hệ số lương cao hơn gần nhất ở ngạch chuyên viên là 4,65 bậc 8 và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 0,11 kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2010 (ông B đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cán sự nên thời gian hưởng lương ở ngạch chuyên viên và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch chuyên viên được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên).

Như vậy, nếu bạn đã được nâng ngạch lương thì sẽ thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu là 0,5 % kể từ ngày bạn được hưởng lương ở ngạch mới.

Tóm lại, hệ số lương ngạch A1 bậc 9 của bạn là 4,98 và sẽ thôi được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu do bạn đã được nâng ngạch và hưởng lương ở ngạch mới.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.


Quý vị có thể tham khảo mục HỎI – ĐÁP Luật lao động về những nội dung có liên quan đến nâng lương cán bộ, công chức, viên chức như sau:

Câu hỏi:

Tôi là nhân viên hợp đồng tại phòng giáo dục quận từ tháng 7/2010. Tháng 7/2013 tôi được nâng bậc lương là 2/9 với hệ số 2.67. Hiện tôi vừa được trúng tuyển viên chức, được phân công giảng dạy môn ngoại ngữ tại trường trung học cơ sở cũng thuộc quận đó nhưng hưởng lương bậc 1/9, hệ số 2.34. Tôi xin hỏi là liệu thời gian tôi công tác ở phòng giáo dục có được tính vào thời gian để được xét nâng lương và tôi có được chuyển viên chức A1, bậc 2/9, hệ số 2.67 không?

Trả lời:

Căn cứ theo khoản 3 điều 10 Thông tư 15/2012/TT-BNV quy định như sau:

“ Thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người được tuyển dụng đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng (nếu có) tính vào thời gian xét nâng lương lần sau khi bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp.

Do vậy, để có cơ sở chuyển xếp ngạch, bậc lương và thời gian xét nâng lương lần sau áp dụng hay không áp dụng theo khoản 3 điều 10 Thông tư 15/2012/TT-BNV đối với bạn thì cơ quan có thẩm quyền quyết định tuyển dụng bạn là UBND cấp quận sẽ xác định rõ những công việc chuyên môn nghiệp vụ mà trước đây bạn làm nhân viên hợp đồng  tại phòng giáo dục đào tạo quận trước đây là phù hợp hay không phù hợp với vị trí làm việc là giáo viên ngoại ngữ cấp trung học cơ sở sau khi được tuyển dụng, từ đó sẽ có cơ sở xếp lương theo bậc theo quyết định trúng tuyển viên chức hay căn cứ theo thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để xếp lương.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi