Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Cần làm gì khi quản lý thị trường kiểm tra?
  • Thứ bẩy, 23/07/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4529 Lượt xem

Cần làm gì khi quản lý thị trường kiểm tra?

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn trả lời câu hỏi: Cần làm gì khi quản lý thị trường kiểm tra?

Cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng luôn là công việc quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng. Lực lượng quản lý thị trường là lực lượng thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó. Vậy quản lý thị trường là gì? Cơ cở kinh doanh cần làm gì khi quản lý thị trường kiểm tra?

Quản lý thị trường là gì?

Lực lượng Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thẩm quyền của quản lý thị trường

* Thẩm quyền chung của cơ quan quản lý thị trường:

Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước.

* Thẩm quyền riêng của cơ quan quản lý thị trường:

– Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục quản lý thị trường:

+ Kiểm tra việc thi hành pháp luật và các chính sách, chế độ, thể lệ trong hoạt động thương mại, công nghiệp trên thị trường, thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thương mại. Đề xuất với Bộ trưởng Bộ Công Thương những chủ trương, biện pháp cần thiết để thực hiện đúng pháp luật và các chính sách chế độ trong lĩnh vực này. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thương mại cho các tổ chức và cá nhân hoạt động liên quan đến thương mại.

+ Xây dựng các văn bản pháp luật về tổ chức quản lý công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, quy chế kiểm soát thị trường và chính sách, chế độ đối với công chức làm công tác quản lý thị trường ở các cấp.

+ Phát hiện và đề xuất với Bộ trưởng Bộ Thương mại để giải quyết theo thẩm quyền về những văn bản quy định của các ngành, các cấp có nội dung trái pháp luật về quản lý thị trường trong hoạt động thương mại.

– Nhiệm vụ, quyền hạn của chi cục quản lý thị trường:

+ Chi cục Quản lý thị trường giúp Giám đốc Sở Thương mại thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra; kiểm soát thị trường; đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

+ Kiểm tra việc tuân theo pháp luật các hoạt động thương mại; công nghiệp của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thương mại. Đề xuất với Sở Công Thương và UBND tỉnh kế hoạch; biện pháp về tổ chức thị trường; bảo đảm lưu thông hàng hóa theo pháp luật; ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động thương mại; công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tuyên truyền; phổ biến pháp luật về thương mại cho các tổ chức và cá nhân hoạt động liên quan đến thương mại trên địa bàn tỉnh.

+ Xây dựng và trực tiếp chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường thực hiện các kế hoạch kiểm tra; kiểm soát thị trường và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.

+ Quản lý công chức; biên chế; kinh phí; trang bị; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng cơ sở vật chất cho lực lượng quản lý thị trường ở địa phương.

+ Thường trực giúp Giám đốc Sở Thương mại chủ trì tổ chức sự phối hợp hoạt động giữa các ngành; các cấp ở địa phương có chức năng quản lý thị trường; chống đầu cơ buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép.

Quản lý thị trường được kiểm tra những gì?

Lực lượng quản lý thị trường có chức năng phòng chống và xử lý các hành vi:

– Kinh doanh hàng hóa nhập lậu;

– Sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc;

– Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

– Hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm, gian lận thương mại;;

– Các vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Lực lượng quản lý thị trường sẽ kiểm tra theo 3 hình thức:

+ Kiểm tra định kỳ

+ Kiểm tra chuyên đề

+ Kiểm tra đột xuất

Phạm vi kiểm tra của quản lý thị trường được quy định tại Điều 17 Pháp lệnh quản lý thị trường năm 2016 như sau:

1.Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường.

Trong quá trình kiểm tra hàng hóa, nếu phát hiện có vi phạm thì lực lượng Quản lý thị trường được quyền thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất hàng hóa, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2.Kiểm tra cơ sở sản xuất đối với lĩnh vực, ngành hàng thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công thương.

3.Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực khác mà lực lượng Quản lý thị trường được Chính phủ giao thẩm quyền kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính.

Cần làm gì khi quản lý thị trường kiểm tra?

Cơ cở kinh doanh cần chủ động kiểm tra việc thực hiện đăng ký kinh doanh và chấp hành nội dung đã đăng ký; kiểm tra việc chấp hành các quy định về thương nhân và hoạt động thương mại của doanh nghiệp. Bên cạnh đó phải phối hợp với cơ quan quản lý thị trường để giải quyết nếu có vấn đề.

Trên đây là nội dung bài viết cần làm gì khi quản lý thị trường kiểm tra? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
4.6/5 - (9 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi