Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Quy định ghi nhãn thực phẩm mới nhất
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3338 Lượt xem

Quy định ghi nhãn thực phẩm mới nhất

Quy định ghi nhãn thực phẩm thực hiện theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, các nội dung bắt buộc phải thể hiện theo tính chất hàng hóa, cho 10 nhóm hàng lương thực – thực phẩm, được hướng dẫn.

Ghi nhãn thực phẩm luôn là một quy định có ý nghĩa quan trọng nhằm quản lý, bảo quản và xử lý thực phẩm. Chính vì thế, pháp luật có những quy định đối với ghi nhãn thực phẩm rất rõ ràng.

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc những quy định ghi nhãn thực phẩm mới nhất.

Khái niệm ghi nhãn hàng hóa sản phẩm

Căn cứ quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP thì ghi nhãn sản phẩm, hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản và cần thiết về sản phẩm lên trên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết và làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ, sử dụng; để nhà sản xuất kinh doanh có thể thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình cũng như để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra và kiểm soát.

Theo đó nội dung trên đã cung cấp những thông tin về quy định ghi nhãn thực phẩm mới nhất theo quy định hiện nay.

Quy định ghi nhãn thực phẩm mới nhất

Yêu cầu đối với ghi nhãn thực phẩm chức năng:

Căn cứ tại Điều 6 – Thông tư số 43/2014/TT-BYT quản lý thực phẩm chức năng, cụ thể: Ngoài việc phải thực hiện theo quy định ghi nhãn đối với thực phẩm bao gói sẵn về tên sản phẩm, thành phần cấu tạo của sản phẩm và các nội dung ghi nhãn bắt buộc quy định tại Chương II quy định về ghi nhãn và cách ghi nhãn của Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BTC của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn, việc ghi nhãn thực phẩm chức năng đối với từng nhóm thực phẩm cụ thể còn phải tuân thủ quy định tại các Điều 9, 11 và 13 – Thông tư này và các quy định sau đây:

– Công bố khuyến cáo về nguy cơ, nếu có.

– Tên sản phẩm và các nội dung trên nhãn phải phù hợp nội dung đã công bố và các tài liệu kèm theo trong hồ sơ công bố sản phẩm.

>>>>>> Tham khảo bài viết: Công bố mỹ phẩm

Quy định ghi nhãn thực phẩm mới nhất

Quy định ghi nhãn thực phẩm thực hiện theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, các nội dung bắt buộc phải thể hiện theo tính chất hàng hóa, cho 10 nhóm hàng lương thực – thực phẩm, được hướng dẫn, cụ thể:

– Nhóm mặt hàng lương thực:

+ Định lượng.

+ Ngày sản xuất.

+ Hạn sử dụng.

+ Thông tin cảnh báo (nếu có).

– Nhóm mặt hàng thực phẩm:

+ Định lượng.

+ Ngày sản xuất.

+ hạn sử dụng.

+ Thành phần hoặc thành phần định lượng.

+ Thông tin, cảnh báo.

+ Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

– Nhóm mặt hàng thực phẩm bảo vệ sức khỏe:

+ Định lượng.

+ Ngày sản xuất.

+ Hạn sử dụng.

+ Thành phần, thành phần định lượng hoặc giá trị dinh dưỡng.

+ Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

+ Công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có).

+ Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”.

+ Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

– Nhóm mặt hàng thực phẩm đã qua chiếu xạ:

+ Định lượng.

+ Ngày sản xuất.

+ Hạn sử dụng.

+ Thành phần hoặc thành phần định lượng.

+ Thông tin cảnh báo.

+ Ghi cụm từ: “Thực phẩm đã qua chiếu xạ”.

– Nhóm mặt hàng thực phẩm biến đổi gen:

+ Định lượng.

+ Ngày sản xuất.

+ Hạn sử dụng.

+ Thành phần hoặc thành phần định lượng.

+ Thông tin cảnh cáo.

+ Ghi cụm từ: “Thực phẩm biến đổi gen” hoặc “biến đổi gen” bên cạnh tên của thành phần nguyên liệu biến đổi gen kèm theo hàm lượng.

– Nhóm mặt hàng đồ uống (từ rượu):

+ Định lượng.

+ Ngày sản xuất.

+ Hạn sử dụng.

+ Thành phần hoặc thành phần định lượng.

+ Thông tin cảnh báo.

+ Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

– Nhóm mặt hàng rượu:

+ Định lượng.

+ Hàm lượng etanol.

+ Hạn sử dụng (nếu có).

+ Hướng dẫn bảo quản (đối với rượu vang).

+ Thông tin cảnh báo (nếu có).

+ Mã nhận diện lô (nếu có).

– Nhóm mặt hàng phụ gia thực phẩm:

+ Định lượng.

+ Ngày sản xuất.

+ Hạn sử dụng.

+ Thành phần định lượng.

+ Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

+ Ghi cụm từ: “Phụ gia thực phẩm”.

+ Thông tin cảnh báo (nếu có).

– Nhóm mặt hàng vi chất dinh dưỡng:

+ Định hướng.

+ Ngày sản xuất.

+ Thành phần.

+ Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

+ Ghi cụm từ: “Dùng cho thực phẩm”.

– Nhóm mặt hàng nguyên liệu thực phẩm:

+ Tên nguyên liệu.

+ Định lượng.

+ Ngày sản xuất.

+ Hạn sử dụng:

+ Hướng dẫn sử dụng và bảo quản.

Hướng dẫn nội dung trên nhãn hiệu hàng hóa

– Nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa:

+ Tên hàng hóa.

+ Xuất xứ hàng hóa.

+ Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.

+ Những nội dung khác tùy vào tính chất loại hàng hóa.

Điển hình như nhãn hàng hóa đối với thực phẩm phải có định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, cảnh báo, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản; nhãn hàng hóa đối với rượu phải ghi định lượng, hàm lượng etanol, hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, cảnh báo, mã nhận diện lô.

– Ngày sản xuất, hạn sử dụng được ghi trên nhãn hàng hóa:

Căn cứ quy định tại Nghị định số 43, nghị định của Chính phủ, ngày sản xuất và hạn sử dụng được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng mà nhãn hàng hóa đã ghi ngày sản xuất thì được phép ghi hạn sử dụng là khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất, nếu nhãn hàng hóa đã ghi hạn sử dụng thì được phép ghi ngày sản xuất là khoảng thòi gian trước sử dụng.

Đói với hàng hóa được san, chiết, đóng gói thì theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP phải thể hiện ngày san, chiết, đóng gói và hạn sử dụng được tính từ ngày sản xuất.

– Những thông tin bắt buộc thể hiện đối với hàng hóa dạng rời hoặc hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản. Những hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản, hàng hóa dạng rời ví dụ như phụ gia thực phẩm, hóa chất, bán trực tiếp cho người tiêu dùng theo quy định của Nghị định số 43 phải được công khai những thông tin, bao gồm:

+ Tên hàng hóa.

+ Hạn sử dụng.

+ Tên cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa.

+ Hướng dẫn sử dụng.

+ Cảnh báo an toàn (nếu có).

– Xuất xứ và thông tin cảnh báo trên nhãn hàng hóa.

Như vậy, quy định ghi nhãn thực phẩm mới nhất đã được chúng tôi liệt kê cụ thể tại bài phân tích phía trên. Đồng thời hướng dẫn cụ thể cách ghi nhãn hiệu thực phẩm.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi