Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?
  • Chủ nhật, 20/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 794 Lượt xem

Căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?

Căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gồm những gì? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để có câu trả lời ngay nhé!

Căn cứ xác định hành vi xâm phạm 

Hành vi bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi có đủ các căn cứ sau đây:

Một , đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ”.

Hai , có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét. Yếu tố xâm phạm là sản phẩm, quy trình hoặc là một phần, bộ phận cấu thành sản phẩm hoặc quy trình được tạo ra từ hành vi xâm phạm. Yếu tố xâm phạm được xác định tùy theo từng đối tượng cụ thể của quyền sở hữu trí tuệ.

Ba , người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Bốn , hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng Internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.

Tính chất, mức độ của hành vi xâm phạm 

Việc xác định tính chất xâm phạm của hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ căn cứ vào hoàn cảnh, động cơ xâm phạm là do vô ý, cố ý, xâm phạm do bị khống chế hoặc bị lệ thuộc, xâm phạm lần đầu, tái phạm và cách thức thực hiện hành vi xâm phạm là xâm phạm riêng lẻ, xâm phạm có tổ chức, tự thực hiện hành vi xâm phạm, mua chuộc, lừa dối, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi xâm phạm.

Mức độ xâm phạm của hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được xác định căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, thời gian, khối lượng, quy mô thực hiện hành vi xâm phạm và ảnh hưởng, hậu quả của hành vi xâm phạm.

Quyền tự bảo vệ và các biện pháp xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ 

Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế, các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền tự bảo vệ. Quyền tự bảo vệ được thực hiện bằng hai phương thức:

(i) Các chủ thể quyền tự mình áp dụng các biện pháp nhằm đối phó với những vi phạm và

(ii) Yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm, yêu cầu tòa án hoặc trọng tài giải quyết tranh chấp.

Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình”.

a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Các biện pháp công nghệ bao gồm: đưa các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu, phạm vi, thời hạn bảo hộ và các thông tin khác về quyền sở hữu trí tuệ lên sản phẩm, phương tiện dịch vụ, bản gốc và bản sao tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng (gọi là sản phẩm) nhằm thông báo rằng sản phẩm là đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ đang được bảo hộ và khuyến cáo người khác không được xâm phạm; sử dụng phương tiện hoặc biện pháp kỹ thuật nhằm đánh dấu, nhận biết, phân biệt, bảo vệ sản phẩm được bảo hộ.

b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại. Việc yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm do chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện bằng cách thông báo bằng văn bản cho người xâm phạm. Trong văn bản thông báo phải có các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, văn bằng bảo hộ, phạm vi, thời hạn bảo hộ và phải ấn định một thời hạn hợp lý để người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm.

c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Về phương thức yêu cầu các cơ quan nhà nước can thiệp, các chủ thể quyền có thể tự mình đưa đơn yêu cầu hoặc có thể ủy quyền cho các tổ chức đại diện, tổ chức dịch vụ sở hữu trí tuệ thay mình thực hiện yêu cầu này.

Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ muốn đạt được hiệu quả, cần sử dụng đồng thời nhiều biện pháp khác nhau. Biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về sở hữu trí tuệ là cần thiết phải thực hiện thường xuyên. Trong thực tế, số vụ việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ rất nhiều, việc điều tra của các cơ quan nhà nước rất khó khăn, kéo dài, tốn kém nhưng số vụ được xử lý bằng biện pháp hành chính, biện pháp dân sự rất ít, xử lý hình sự không đáng kể. Hiện nay, điều chúng ta nên nghĩ tới là tăng cường hơn những chế tài đủ mạnh, đặc biệt chế tài về kinh tế để xử lý thích đáng hành vi xâm phạm.

Đối với cả hai phương thức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp hành chính, dân sự hoặc hình sự.

Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan như Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Hải quan, Luật Cạnh tranh.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp có bị chấm dứt hiệu lực không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu, trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy nhãn hiệu không được sử dụng 3 năm liên tiếp sẽ không bị chấm dứt hiệu lực theo Điều 95 Luật Sở hữu trí...

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sụng là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi...

Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định...

Sinh viên photo sách giáo trình để học có vi phạm bản quyền tác giả không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở...

Tên thương mại có chuyển nhượng được không?

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi