Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Các trường hợp đình công bất hợp pháp theo Bộ luật lao động
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 551 Lượt xem

Các trường hợp đình công bất hợp pháp theo Bộ luật lao động

Điều 204 và Điều 209 BLLĐ đều không đưa ra các tiêu chí để xác định được những tình huống mà đình công có thể bị cấm, hoặc tiêu chí để xác định việc đình công như thế nào được coi là có mối đe dọa rõ ràng và sắp xảy đến đối với tính mạng, an toàn và sức khỏe cá nhân của toàn bộ hoặc một phần dân cư.

Trường hợp đình công bất hợp pháp là trường hợp nào?

Điều 204 Bộ luật lao động quy định về các trường hợp đình công bất hợp pháp, cụ thể đó là:

1. Không thuộc trường hợp được định công quy định tại Điều 199 của Bộ luật này.

2. Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công. 

3. Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định của Bộ luật này.

4. Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này.

5. Tiến hành đình công trong trường hợp không được định công quy định tại Điều 209 của Bộ luật này.

6. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 210 của Bộ luật này. 

Tư vấn xác định trường hợp đình công bất hợp pháp theo Bộ luật lao động

Quy định về các trường hợp đình công bất hợp pháp được thể hiện chính thức trong Điều 176 BLLĐ năm 1994. Qua các lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2006, 2012 và đến năm 2019 nội dung này về cơ bản không có nhiều thay đổi lớn, theo đó các trường hợp được coi là bất hợp pháp khi: 

– Cuộc đình công không xuất phát từ các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và không thuộc trường hợp được định công quy định tại Điều 199 BLLĐ. Quy định này “hẹp” hơn so với quy định tương tự được thể hiện ở Điều 176 BLLĐ năm 1994, khi luật này quy định các trường hợp đình công bất hợp pháp khi “không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể; vượt ra ngoài phạm vi quan hệ lao động. 

– Cuộc đình công không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công. Quy định này rất quan trọng trong bối cảnh một doanh nghiệp có thể có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, theo đó chỉ tổ chức có quyền thương lượng tập thể theo quy định của BLLĐ mới có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công. Tuy nhiên trong trường hợp mà ở đó các tổ chức đại diện người lao động phải kết hợp để có quyền thương lượng tập thể thì quy định này chưa đủ rõ để hiểu rằng đây là quyền chung của các tổ chức đại diện người lao động đã kết hợp với nhau. 

– Cuộc đình công vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định của Bộ luật. Quy định này mới được bổ sung so với BLLĐ năm 2012, nhằm bảo đảm và thúc đẩy cho cuộc đình công tuân thủ các trình tự, thủ tục theo luật định cũng như bảo đảm rằng việc đình công phản ánh được ý chí, nguyện vọng của tập thể người lao động, cũng như vai trò đại diện của tổ chức đại diện người lao động trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức với thành viên của họ. 

– Cuộc đình công xảy ra khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định. Điều này thể hiện quan điểm rằng phải coi đình công là thủ tục cuối cùng trong việc giải quyết tranh chấp lao động, khi các thủ tục trước đó đã được các bên sử dụng mà không thể tiến tới việc đạt được một thỏa thuận. 

– Cuộc đình công được tiến hành tại nơi sử dụng lao động không được định công được quy định tại Điều 209 của Bộ luật. Vì theo quy định của BLLĐ, những nơi này đình công có thể đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người nên không được xảy ra đình công. 

– Cuộc đình công vẫn tiến hành khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền. Nội dung này với quy định tại Điều 209 chưa hẳn đã tương thích với nguyên tắc tự do liên kết, vì theo nguyên tắc này chỉ có thể cấm đình công ở những ngành dịch vụ thiết yếu là những ngành dịch vụ mà nếu bị gián đoạn sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng, an toàn và sức khỏe cá nhân của toàn bộ hoặc một phần dân cư.

Hơn nữa, cả Điều 204 và Điều 209 BLLĐ đều không đưa ra các tiêu chí để xác định được những tình huống mà đình công có thể bị cấm, hoặc tiêu chí để xác định việc đình công như thế nào được coi là có mối đe dọa rõ ràng và sắp xảy đến đối với tính mạng, an toàn và sức khỏe cá nhân của toàn bộ hoặc một phần dân cư.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi