Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Các thủ tục cần thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp
  • Thứ ba, 13/06/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1202 Lượt xem

Các thủ tục cần thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp là thủ tục hành chính nhà nước, chủ thể có yêu cầu thực hiện các trình thực như cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định nhằm mục đích thành lập doanh nghiệp hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Khi thành lập doanh nghiệp và nhận Giấy chứng nhận  đăng ký doanh nghiệp. Để  doanh nghiệp có thể vận hành đúng theo quy định pháp luật thì các chủ thể cần thực hiện một số các thủ tục có liên quan theo quy định của pháp luật.

Trong bài viết các thủ tục cần thực hiện sau khi thành lập Doanh nghiệp, Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp thông tin hữu ích về vấn đề nói trên tới Quí vị.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp là gì?

Thủ tục thành lập doanh nghiệp là thủ tục hành chính nhà nước, chủ thể có yêu cầu thực hiện các trình thực như  cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định  nhằm mục đích thành lập doanh nghiệp hợp pháp theo quy định của pháp luật.

– Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:

Thứ nhất: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

Thứ nhất: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

Thứ hai: Điều lệ doanh nghiệp;

Thứ ba: Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của sáng lập viên và người đại diện theo pháp luật của công ty ( Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/Hộ chiếu).

Thứ tư: Trường hợp góp vốn là tổ chức thì cần nộp kèm Quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác và bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp.

Thứ năm: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Thứ sáu: Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.

Thứ bảy: Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục

Ai có quyền thành lập Doanh nghiệp?

Luật Doanh nghiệp quy định Tất cả Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ một số trường hợp sau:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

– Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

– Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp như thế nào?

Thủ tục thành lập doanh nghiệp bao gồm những bước sau:

Bước một:  Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Hồ sơ được chuẩn bị dựa trên đặc điểm của công ty và theo yêu cầu, quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký Doanh nghiệp. Nếu hồ sơ không đáp ứng  được các yêu cầu như pháp luật quy  định sẽ  bị cơ quan nhà nước yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ.

Bước hai: Soạn thảo hồ sơ và Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở

Nơi công ty đặt trụ sở như trong đơn yêu cầu thành lập công ty. Từng tỉnh thành phố sẽ có phòng đăng ký kinh doanh  để các chủ thể nộp hồ sơ. Ngoài ra hiện  nay các chủ thể có thể nộp hồ sơ qua mạng internet tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh.

Bước ba: Phòng đăng ký kinh doanh trả lời kết quả và nhận kết quả đăng ký doanh nghiệp

 Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu hồ sơ của chủ thể nộp phòng đăng ký sẽ trả lời yêu cầu theo hai trường hợp sau;

– Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

–  Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Phòng Đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Phần tiếp theo của bài viết Các thủ tục cần thực hiện sau khi thành lập Doanh nghiệp  sẽ cung cấp thông tin về thủ tục cần làm sau khi thành lập Doanh nghiệp.

Thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp gồm những gì?

Sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các thủ tục cần làm bao gồm:

Thứ nhất: Khắc dấu công ty

thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu tại Phòng đăng ký kinh doanh để đăng tải thông tin trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia, nhằm công khai mẫu dấu.

Thứ hai: Đóng thuế môn bài cho doanh nghiệp

Thuế môn bài hai là lệ phí môn bài được tính trên số vốn điều lệ  Doanh nghiệp đăng ký, đây là  trách nhiệm của Doanh nghiệp với cơ quan  nhà nước định  kỳ hàng năm (Trừ một số trường hợp được pháp luật quy định giảm, miễn phí thuế môn bài trong một thời gian nhất định)

Để đóng lệ phí môn bài hiện nay các  Doanh nghiệp nên mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp để thực hiện các giao dịch với các chủ thể khác thuận tiện mà rõ ràng nhất. Ngân hàng Doanh nghiệp mở tài khoản  do chính Doanh nghiệp quyết định, pháp luật không quy định  cụ thể do ngân hàng nào chịu trách nhiệm.

Thứ ba: Đăng ký hồ sơ thuế ban đầu tại Cơ quan thuế

Bước tiếp theo Doanh nghiệp cần đăng ký hồ sơ ban đầu tại Cơ quan thuế. Đây là  hồ sơ ban đầu của doanh nghiệp cung cấp các thông tin bao gồm: Áp dụng phương pháp tính thuế GTGT; Đăng ký thông tin tài khoản ngân hàng; Giấy đăng ký kinh doanh; Người đại diện pháp luật của Doanh nghiệp; Thông báo chấp thuận đăng ký dịch vụ nộp thuế điện tử qua ngân hàng; Giấy ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục kê khai thuế (nếu có)

Thứ tư: Về việc sử dụng hóa đơn

Việc sử dụng hoá đơn là điều tất yếu đối với các Doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh sản xuất của mình. Khi doanh nghiệp có nhu cầu sử  dụng sẽ làm thủ tục đề nghị sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng đặt in hoặc thủ tục mua hoá đơn không đặt in.

Đây là những  thủ tục mà doanh nghiệp phải nộp hồ sơ và thực hiện theo đúng quy trình của pháp luật hiện hành đã đặt ra.

Ngoài những thủ tục đã nêu trước đó, doanh nghiệp còn phải làm các thủ tục như sau:

– Những việc khác cũng cần được thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp gồm có: treo biển tại trụ sở công ty, đăng ký lao động và bảo hiểm lao động (nếu có), lập sổ sách kế toán…

– Cần thực hiện các nghĩa vụ về thuế trong thời hạn pháp luật quy định, nếu bị chậm trễ, doanh nghiệp sẽ phải chịu xử phạt tiền từ Cơ quan thuế.

Nhưng do bài viết giới hạn nên Công ty Luật Hoàng Phi sẽ chỉ nêu tại đây, Quí vị có thắc mắc thêm về các vấn đề kể trên có thể tham khảo các bài viết sau hoặc liên hệ tổng đài tư vấn của Luật  Hoàng Phi.

Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ thành lập Doanh nghiệp nhanh chóng, chất lượng

Khi nhận được sự tin tưởng của Khách hàng chúng tôi sẽ hỗ trợ thực hiện các nội dung công việc như:

– Tư vấn mọi vướng mắc liên quan đến thành lập Doanh nghiêp;

– Soạn thảo hồ sơ và gửi Doanh nghiệp tham khảo và ký giấy tờ;

– Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và đăng ký mã số thuế doanh nghiệp;

– Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;

– Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Đã bao gồm mã số thuế) tại sở kế hoạch và Đầu tư;

– Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký khắc dấu và liên hệ khắc dấu cho Doanh nghiệp;

– Nhận giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và dấu Công ty.

Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp Dịch vụ hậu mãi chu đáo cho khách hàng sau khi công việc thành lập công ty hoàn thành, chúng tôi sẵn sàng Tư vấn miễn phí trong suốt quá trình hoạt động của Doanh nghiệp cũng như có chính sách giảm giá khi Khách hàng sử dụng các dịch vụ tiếp theo.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Các thủ tục cần thực hiện sau khi thành lập Doanh nghiệp. Nếu Quí vị còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Luật Hoàng Phi vào số điện thoại 0981378999 để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (10 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất

Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi