Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quy định trợ cấp thôi việc 2024
  • Thứ ba, 02/01/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2777 Lượt xem

Quy định trợ cấp thôi việc 2024

Nội dung trợ cấp thôi việc quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động gồm: đối tượng, điều kiện hưởng trợ cấp; mức trợ cấp và cách tính trợ cấp.

Quy định của pháp luật lao động về trợ cấp thôi việc

Theo quy định Điều 46 Bộ luật lao động 2019 về trợ cấp thôi việc:

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Tư vấn về quy định trợ cấp thôi việc

Trợ cấp thôi việc là loại quyền lợi quan trọng của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động. Khoản tiền trợ cấp thôi việc mà người sử dụng lao động thanh toán cho người lao động như một sự ghi nhận công sức đóng góp của người lao động cho người sử dụng lao động trong suốt quá trình làm việc tại đơn vị sử dụng lao động. Nội dung quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động gồm: đối tượng, điều kiện hưởng trợ cấp; mức trợ cấp và cách tính trợ cấp.

1. Đối tượng và điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc

Người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau đây được hưởng trợ cấp thôi việc:

– Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật lao động.

– Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

– Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

– Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

– Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

– Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật lao động.

– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật lao động.

Từ quy định này cần lưu ý các vấn đề sau đây:

Thứ nhất: Nếu tổng thời gian làm việc của người lao động đủ 12 tháng trở lên, nhưng người lao động không làm việc thường xuyên thì có thể không được trợ cấp thôi việc.

Ví dụ: người lao động làm việc cho doanh nghiệp 7 tháng thì chấm dứt hợp đồng lao động (không được trợ cấp thôi việc), sau 4 tháng người lao động lại xin vào làm việc cho doanh nghiệp, làm việc được 9 tháng người lao động xin thôi việc. Trong trường hợp này mặc dù về hình thức người lao động đã có tổng thời gian làm việc cho doanh nghiệp 16 tháng nhưng vẫn không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc.

Thực chất, đã có hai lần chấm dứt hợp đồng lao động diễn ra, ở mỗi lần chấm dứt, người lao động đều không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc vì thời gian làm việc của người lao động cho doanh nghiệp ở mỗi lần chấm dứt hợp đồng lao động đều dưới 12 tháng. Một ví dụ khác: người lao động làm việc liên tục cho doanh nghiệp được 9 tháng, sau đó xin nghỉ không hưởng lương 6 tháng.

Hết thời gian người lao động tiếp tục làm việc cho doanh nghiệp 5 tháng và chấm dứt hợp đồng lao động. Trong trường hợp này người lao động đã có thời gian làm việc cho doanh nghiệp là 14 tháng. Tuy nhiên, vì không làm việc thường xuyên nên nếu căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động thì người lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc (thời gian nghỉ không hưởng lương không được tính là thời gian làm việc trong trường hợp này).

Thứ hai: Trong các trường hợp sau đây, mặc dù người lao động đã có thời gian làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên nhưng không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp thôi việc:

– Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.

– Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật lao động.

– Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật lao động.

– Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

Xung quanh các vấn đề nêu trên cũng còn có những ý kiến trái chiều, có ý kiến cho rằng việc chấm dứt hợp đồng lao động trong một số trường hợp vẫn phải thanh toán trợ cấp thôi việc cho người lao động (như trường hợp người lao động nghỉ hưu) vì cho rằng, nếu xác định trợ cấp thôi việc là khoản “trả công muộn” cho thời gian cống hiến của người lao động thông qua thâm niên làm việc thì không thể cắt bỏ, phủ nhận công lao đó. Đặc biệt, người lao động đã có thời gian làm việc lâu dài về hưu càng cần được đối xử tốt hơn, bên cạnh trợ cấp hưu trí người sử dụng lao động cũng cần có chính sách đãi ngộ, động viên bổ sung.

2. Mức trợ cấp thôi việc

Theo quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 48 Bộ luật Lao động, mức trợ cấp thôi việc của người lao động được xác định tùy thuộc vào thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động và mức lương làm căn cứ tính trợ cấp của người lao động, cứ mỗi năm người lao động thực tế làm việc cho người sử dụng lao động được trợ cấp bằng nửa tháng lương.

3. Cách tính trợ cấp thôi việc

Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động, trợ cấp thôi việc của người lao động được tính theo công thức sau:

Mức trợ cấp thôi việc tính= 1/2 tháng tiền lương x Thời gian làm việc

Trong đó:

–  Thời gian làm việc tính trợ cấp được tính bằng tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp (nếu có) và thời gian làm việc của người lao động đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc (nếu có).

–  Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.


Quý vị có thể tham khảo mục Tư vấn pháp luật về những nội dung có liên quan đến bài viết trên như sau:

Có được hưởng trợ cấp thôi việc khi bị điều động đến làm việc tại nơi khác?

Chào công ty Luật Hoàng Phi, tôi là Nguyễn Minh ở Hà Nội có vài thắc mắc muốn luật sư giải đáp giúp tôi như sau: Tôi thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn với một doanh nghiệp nhà nước. Tháng 6/2016 này, tôi được cấp có thẩm quyền quyết định điều động đến làm việc tại một cơ quan hành chính sự nghiệp Nhà nước. Vậy, xin hỏi tôi có được giải quyết trợ cấp thôi việc theo Điều 46 Bộ luật lao động 2019 cho thời gian làm việc tại doanh nghiệp không? Nếu có thì mức trợ cấp và cách tính trợ cấp như thế nào?Xin cảm ơn rất nhiều!

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.

Điều 26 Luật cán bộ, công chức 2008 có quy định về việc điều động, luân chuyển cán bộ, công chức như sau:

“Điều 26. Điều động, luân chuyển cán bộ

1. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được điều động, luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.

2. Việc điều động, luân chuyển cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.”.

Tuy nhiên, bạn là người lao động trong doanh nghiệp nhà nước làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, do đó không thể áp dụng quy định như trên về điều động, luân chuyển cán bộ.

Hiện nay, Bộ luật lao động 2019 không có điều, khoản nào quy định về việc điều động người lao động đang thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn đến làm việc cho một đơn vị khác (người sử dụng lao động khác) mà chỉ quy định về chuyển người lao động đi làm công việc khác trong cùng đơn vị sử dụng lao động. Theo thỏa thuận và nhu cầu của bạn và doanh nghiệp, việc điều động bạn đến đơn vị khác làm có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau như chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp đang làm và sang doanh nghiệp mới ký hợp đồng mới, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động với doanh nghiệp hiện tại trong một thời gian nhất định và trong thời gian này làm việc cho đơn vị khác,….

Để được hưởng trợ cấp thôi việc, bạn cần đáp ứng đồng thời các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật lao động, cụ thể là:

– Làm việc thường xuyên tại doanh nghiệp từ 12 tháng trở lên;

– Chấm dứt hợp đồng lao động thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 Bộ luật lao động.

Do các thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ để xác định bạn có được hưởng trợ cấp thôi việc hay không, do đó, bạn có thể căn cứ vào các điều kiện trên để tự xác định hoặc cung cấp thông tin đầy đủ hơn cho chúng tôi.

Nếu bạn thỏa mãn được đồng thời các điều kiện trên, mức hưởng và cách tính sẽ như sau:

Về mức trợ cấp: Theo quy định tại các Khoản 2, 3 Điều 46 Bộ luật lao động, mức trợ cấp thôi việc tùy thuộc vào thời gian người lao động làm việc cho người sử dụng lao động và mức lương làm căn cứ tính trợ cấp của người lao động, cứ mỗi năm người lao động thực tế làm việc cho người sử dụng lao động được trợ cấp bằng một nửa tháng lương.

Về cách tính trợ cấp:

Theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 46 Bộ luật lao động, trợ cấp thôi việc của người lao động được tính theo công thức sau:

Mức trợ cấp thôi việc = Thời gian tính trợ cấp x (tiền lương tính trợ cấp / 2)

Trong đó:

– Thời gian tính trợ cấp được tính bằng tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp (nếu có) và thời gian làm việc của người lao động đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc (nếu có).

– Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Có thể làm gộp chế độ thai sản khi sinh con và chế độ khám thai không ?

Vợ của tôi đang mang thai, vậy khi nghỉ khám thai thì có được nhận tiền trợ cấp không, tiền trợ cấp nghỉ sinh con cùng với tiền hưởng khi nghỉ khám thai có được nhận chung một lần...

Thí sinh được đăng ký bao nhiêu nguyện vọng 2023?

Các thí sinh đăng ký xét tuyển chủ yếu bằng hình thức trực tuyến tại Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào...

Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp nào?

Trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký thành lập mới doanh nghiệp là giả mạo, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo về hành vi vi phạm của doanh nghiệp đồng thời ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh...

Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa?

Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa? sẽ được luật Hoàng Phi tư vấn trong bài viết...

Tiểu mục 1701 là gì?

Mã tiểu mục hay còn gọi là mã nội dung kinh tế (mã NDKT) là mã các khoản thu – chi vào ngân sách nhà nước. Tiểu mục 1701 là...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi