Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quy định học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 8824 Lượt xem

Quy định học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động

Điều 61 Bộ luật quy định trường hợp người sử dụng lao động tuyển người lao động vào học nghề, tập nghề tại doanh nghiệp nhằm mục đích tuyển dụng người lao động làm việc chính thức sau khi kết thúc việc dạy nghề, truyền nghề.

Quy định của pháp luật lao động về học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động

Theo quy định Điều 61 Bộ luật lao động 2012 về học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí.

Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

2. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thoả thuận.

3. Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động tham gia đánh giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia”.

Quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động về học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động: 

Điều 61 Bộ luật quy định trường hợp người sử dụng lao động tuyển người lao động vào học nghề, tập nghề tại doanh nghiệp nhằm mục đích tuyển dụng người lao động làm việc chính thức sau khi kết thúc việc dạy nghề, truyền nghề. Ở đây cần phân biệt giữa hai trường hợp học nghề và tập nghề.

Học nghề là khái niệm chỉ việc học nghề có tính bài, có cơ sở dạy nghề, giáo viên, giáo cụ, theo một chương trình và phương pháp căn bản, có dạy lý thuyết và thực hành nghề.

Còn tập nghề là khái niệm chỉ việc dạy nghề theo lối lấy thực hành là chủ yếu, mặc dù có sự hướng dẫn nhưng mục tiêu không phải là để cấp chứng chỉ nghề mà để tập nghề thành thạo phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Để người sử dụng không lợi dụng việc học nghề, tập nghề của người lao động để trục lợi hoặc bóc lột, Bộ luật quy định người học nghề, tập nghề để làm việc cho doanh nghiệp phải đủ 14 tuổi trở lên (trừ trường hợp một số nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định có thể thấp hơn như biểu diễn nghệ thuật, xiếc, thể thao…); có sức khoẻ phù hợp với nghề; hai bên phải ký hợp đồng (bằng văn bản); người lao động được trả lương nếu trong thời gian học nghề, tập nghề có tham gia sản xuất làm ra sản phẩm (theo quy cách hàng hoá); người sử dụng “phải ký kết hợp đồng lao động” với người học nghề, tập nghề nếu họ đủ điều kiện theo quy định sau khi kết thúc việc học nghề, tập nghề.

Người sử dụng lao động cũng có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động tham gia đánh giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia. Quy định nêu trên nếu nhìn qua là khá chặt chẽ, song vẫn còn có những điểm đáng lưu ý:

– Rất khó để kiểm soát được thực tế của quá trình dạy nghề, tập nghề trong các doanh nghiệp. Người sử dụng lao động có thể lợi dụng quá trình này để yêu cầu người học nghề, tập nghề lao động thực sự mà không trả lương hoặc trả lương dưới mức quy định. Những người học nghề, tập nghề chưa đủ tuổi thành niên nên chưa có kiến thức và bản lĩnh để tự bảo vệ mình, do đó rất dễ dàng tuân theo một cách vô tư, vô điều kiện sự điều hành của người quản lý.

– Có thể có tình trạng “thay máu lao động” ở các doanh nghiệp thông qua việc tuyển người học nghề hoặc giao kết hợp đồng thử việc. Sau một thời gian người lao động làm việc với mức lương thấp hoặc phụ cấp học nghề ít ỏi, không được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, doanh nghiệp tiến hành thải loại những người này và tiếp tục tuyển đợt khác vào làm việc dưới hình thức học nghề, thử việc.

Điều đó dẫn đến tình trạng người lao động làm việc nhưng bị bóc lột, doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Vì vậy, cần phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp và thanh tra lao động nhằm kiểm soát chặt chẽ việc học nghề, tập nghề trong các doanh nghiệp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (3 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi