Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Hình thức của hợp đồng lao động theo quy định mới nhất 2024
  • Thứ tư, 03/01/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 7281 Lượt xem

Hình thức của hợp đồng lao động theo quy định mới nhất 2024

Hình thức của hợp đồng lao động được hiểu là cách thức chuyển tải các nội dung của hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động và người lao động lựa chọn.

Hình thức của hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động:

Theo quy định Điều 14 Bộ luật lao động 2019 về hình thức của hợp đồng lao động:

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.

Hình thức của hợp đồng lao động

Hình thức của hợp đồng lao động được hiểu là cách thức chuyển tải các nội dung của hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động và người lao động đồng thuận lựa chọn trên cơ sở quy định của pháp luật. Điều 14 Bộ luật Lao động quy định hai loại hình thức của hợp đồng lao động là hợp đồng lao động bằng văn bản và hợp đồng lao động bằng lời nói.

Hợp đồng lao động bằng văn bản

Hợp đồng lao động bằng văn bản có thể được sử dụng trong mọi trường hợp khi người sử dụng lao động và người lao động giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, theo quy định thì hầu hết các trường hợp khi giao kết hợp đồng lao động hai bên phải sử dụng hình thức văn bản {chỉ trong trường hợp ký hợp đồng để thực hiện công việc tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng hai bên mới có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói).

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội dã phát hành bản hợp đồng lao động chính thức để đáp ứng nhu cầu cho các đơn vị sử dụng lao động không muốn tự soạn hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động có thể mua bản hợp đồng lao động chính thức do Bộ Lao động – Thương binh vợ Xã hội phát hành để sử dụng hoặc tự soạn hợp đồng lao động trên cơ sở mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Trường hợp tự soạn hợp đồng lao động, cần lưu ý phải soạn trên giấy A4, các điều khoản của hợp đồng lao động không được thể hiện bằng hai loại mực khác nhau và giữa các tờ rời của hợp đồng lao động phải đóng dấu giáp lai của đơn vị sử dụng lao động (nếu có).

Hợp đồng lao động bằng văn bản phải được làm thành 02 bản như nhau, người sử dụng lao động giữ 01 bản, người lao động giữ 01 bản. Trường hợp có một bên là người nước ngoài thì bản hợp đồng lao động phải được soạn thảo dưới hình thức song ngữ, trong đó có một ngôn ngữ là tiếng Việt Nam, ngôn ngữ còn lại là tiếng nước ngoài phù hợp với ngôn ngữ sử dụng của bên nước ngoài trong hợp đồng (không làm theo cách: một bản bằng tiếng Việt Nam để bên người Việt Nam giữ, một bản bằng tiếng nước ngoài để bên người nước ngoài giữ).

Trên thực tế, về mặt kỹ thuật, có thể người sử dụng lao động làm hợp đồng lao động nhiều hơn hai bản như nhau (ví dụ: làm thành 4, 5… bản như nhau) để lưu giữ ở một số nơi theo quy trình quản lý của đơn vị sử dụng lao động, trong đó người lao động được giữ một bản. Điều này không bị coi là vi phạm Khoản 1 Điều 16 Bộ luật Lao động.

Hợp đồng lao động bằng lời nói (hợp đồng lao động “miệng”)

Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói. Việc mời người làm chứng khi giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói hay không là do người sử dụng lao động và người lao động tự quyết định. Một điều cần lưu ý ở đây là ngay cả đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, nếu muốn, hai bên vẫn có thể ký hết hợp đồng lao động bằng văn bản.

Dù giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản hay bằng lời nói, các bên vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 15, chủ thể giao kết hợp đồng quy định tại Điều 18, nghĩa vụ cung cấp thông tin quy định tại Điều 17 và nội dung của hợp đồng lao động quy định tại Điều 21 Bộ luật Lao động.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi