• Thứ năm, 23/06/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2369 Lượt xem

Ví dụ về bệnh nghề nghiệp

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động theo khoản 9 Điều 3 về giải thích từ ngữ tại Luật An toàn, Vệ sinh lao động.

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về bệnh nghề nghiệp, đồng thời đưa ra ví dụ về bệnh nghề nghiệp để Quý vị có thêm thông tin. Mời Quý vị theo dõi:

Bệnh nghề nghiệp là gì?

Để lấy ví dụ về bệnh nghề nghiệp, Quý vị cần hiểu đúng khái niệm bệnh nghề nghiệp.

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động theo khoản 9 Điều 3 về giải thích từ ngữ tại Luật An toàn, Vệ sinh lao động năm 2015 (đang có hiệu lực thi hành).

Như vậy, khác với cách bệnh lý thông thường, bệnh nghề nghiệp do tác động của điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp đối với người lao động. Để xác định một bệnh có phải là bệnh nghề nghiệp hay không cần xem xét các tác nhân có hại của điều kiện làm việc, xác định mối quan hệ của chúng với bệnh mà người lao động mắc phải.

Thực tế, điều kiện làm việc có những yếu tố có hại tới sức khỏe người lao động như khói, bụi, nhiệt độ quá cao/ thấp, tiếng ồn, bức xạ tử ngoại, áp lực không khí, các chất độc trong môi trường làm việc như độc chì, asen, thuỷ ngân, thuốc trừ sâu…

Với những chính sách về an toàn, vệ sinh lao động như:

– Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình lao động.

– Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao động.

– Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khuyến khích các tổ chức xây dựng, công bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động.

Nhà nước ban hành những văn bản pháp luật cụ thể để phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp, khắc phục rủi ro cho người lao động khi mắc phải bệnh nghề nghiệp.

Ví dụ về bệnh nghề nghiệp

Một số ví dụ về bệnh nghề nghiệp như sau:

– Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp và bụi phổi silic nghề nghiệp là những bệnh lý thường gặp đối với những người làm công nhân khai thác than và đá quặng.

– Bệnh điếc nghề nghiệp cũng là bệnh có tỷ lệ người mắc cao. Nguyên nhân của bệnh điếc nghề nghiệp là do tiếp xúc với mức tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép trong môi trường lao động. Bệnh không có khả năng hồi phục nhưng có thể dự phòng được bằng các biện pháp đơn giản. Biện pháp kỹ thuật là giảm từ nguồn, cách ly; sử dụng biện pháp phòng hộ cá nhân và biện pháp y tế.

Ngoài ra, người lao động có thể mắc bệnh rung chuyển nghề nghiệp, lao nghề nghiệp, nhiễm độc Benzen nghề nghiệp, viêm loét dạ dày, viêm gan vi rút…

34 bệnh nghề nghiệp là những bệnh nào?

Theo Điều 3 Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế Quy định về Bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội thì có 34 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định, cụ thể như sau:

1. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.

7. Bệnh hen nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.

8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.

9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này.

10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.

11. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này.

12. Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này.

13. Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này.

14. Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này.

15. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này.

16. Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư này.

17. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư này.

18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 18 ban hành kèm theo Thông tư này.

19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này.

20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư này.

21. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 21 ban hành kèm theo Thông tư này.

22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này.

23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 23 ban hành kèm theo Thông tư này.

24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 24 ban hành kèm theo Thông tư này.

25. Bệnh sạm da nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 25 ban hành kèm theo Thông tư này.

26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 26 ban hành kèm theo Thông tư này.

27. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 27 ban hành kèm theo Thông tư này.

28. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 28 ban hành kèm theo Thông tư này.

29. Bệnh Leptospira nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 29 ban hành kèm theo Thông tư này.

30. Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 30 ban hành kèm theo Thông tư này.

31. Bệnh lao nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 31 ban hành kèm theo Thông tư này.

32. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 32 ban hành kèm theo Thông tư này.

33. Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 33 ban hành kèm theo Thông tư này.

34. Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 34 ban hành kèm theo Thông tư này.

Cách phòng tránh bệnh nghề nghiệp

Một số biện pháp khắc phục làm giảm thiểu yếu tố nguy hại đưa đến BNN:

– Biện pháp kỹ thuật: 

Làm giảm các yếu tố độc hại như thông gió, hút bụi, làm ướt, làm theo chu trình kín…thiết kế máy móc ít phát sinh yếu tố độc hại như tiếng ồn, độ rung.

– Biện pháp y tế:

+ Xác định các yếu tố độc hại trong môi trường lao động.

+ Khám tuyển để loại bỏ những người dễ mẩn cảm với các yếu tố độc hại.

+ Khám định kỳ để phát hiện sớm BNN; giải quyết điều trị điều dưỡng; giám định khả năng lao động và tách người lao động ra khỏi môi trường sản xuất…

– Biện pháp cá nhân:

+ Trang bị các phương tiện phòng hộ cá nhân cho công nhân, bảo hộ lao động.

+ Đặt nội quy vệ sinh cho công nhân thực hiện. Nội dung, nội quy tuỳ từng nhà máy có các yếu tố độc hại khác nhau.

Ngoài các biện pháp trực tiếp áp dụng tại công ty, Cơ quan quản lý trên địa bàn đồng thời sẽ thực hiện một số nội dung để nâng cao hiệu quả bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp như sau:

– Tăng cường công tác thông tin, giáo dục, truyền thông cho người lao động, người sử dụng lao động và cán bộ y tế về nguy cơ, tác hại và các biện pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp thông qua việc phổ biến các tài liệu tuyên truyền, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng như phóng sự, tin, bài viết, và phối hợp liên ngành tổ chức “Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ”

   – Nâng cao năng lực đó, giám sát môi trường lao động, khả năng khám giám định, chẩn đoán và phát hiện bệnh nghề nghiệp cho đội ngũ khám sức khỏe và cán bộ y tế tuyến huyện, thành phố.

   – Nâng cao hiểu biết, khả năng phòng chống bệnh nghề nghiệp cho cán bộ, người lao động ngành xây dựng và cán bộ quản lý y tế, nhân viên y tế, các an toàn viên và các nhóm công nhân có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp.

   – Tổ chức phòng khám bệnh nghề nghiệp tại Trung tâm tỉnh nhằm tăng cường công tác khám phát hiện, chẩn đoán, giám định, điều trị bệnh nghề nghiệp.

   – Phối hợp với Sở Y tế hỗ trợ các bệnh viện và Trung tâm Y tế huyện, thành phố tăng cường giám sát môi trường lao động theo Luật An toàn, Vệ sinh lao động.

   – Phối hợp thanh tra Sở Lao động -Thương binh và xã hội lập kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra vệ sinh lao động, an toàn, vệ sinh lao động các cơ sở, doanh nghiệp trong phạm vi quản lý.

Trên đây là một vài chia sẻ, ví dụ về bệnh nghề nghiệp chúng tôi đưa ra, rất mong nhận được những thông tin đóng góp, phản hồi từ Quý độc giả.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi