Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tội lừa dối khách hàng theo quy định của Bộ luật hình sự
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 12421 Lượt xem

Tội lừa dối khách hàng theo quy định của Bộ luật hình sự

Lừa dối khách hàng được hiểu là hành vi mua bán mà cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác đối với khách hàng để thu lợi bất chính.

Tội lừa dối khách hàng là gì?

Tội lừa dối khách hàng được quy định tại Điều 198 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

“1.  Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

2.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

3.  Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”

Theo đó,

Lừa dối khách hàng được hiểu là hành vi mua bán mà cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác đối với khách hàng để thu lợi bất chính.

Tư vấn tội lừa dối khách hàng theo quy định của Bộ luật hình sự

Các yếu tố cấu thành tội lừa dối khách hàng

–  Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội lừa dối khách hàng có các dấu hiệu sau:

+ Về hành vi

Có hành vi cân, đong, đong đếm, tính gian, đánh tráo hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác trong việc mua bán.

Cân, đong, đo, đếm, tính gian, được hiểu là cân đong đo đếm tính toán khôrg chính xác, không đúng (ít thì tính nhiều hoặc ngược lại) vối số lượng, trọng lượng, khối lượng, kích thước thực tế của từng loại hàng trong việc mua bán làm thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng.

 Đánh tráo hàng, được hiểu là việc khi giao hàng đã thực hiện không đúng về chất lượng, chủng loại theo thỏa thuận (ví dụ: đổi mặt hàng này lấy mặt hàng tương tự khác nhưng kém chất lượng hơn, giá thấp hơn so với loại hàng đã thỏa thuận) làm thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng.

Thủ đoạn gian dối khác trong việc mua bán, được hiểu là những thủ đoạn làm cho khách hàng bị nhầm lẫn tưởng là mình đã nhận đúng, mua đúng loại hàng với chất lượng như thỏa thuận ban đầu (như giả vờ ghi sai số lượng, giá cả, chủng loại hàng trong hợp đồng nếu bị phát hiện thì cho là do sơ xuất…)

+ Dấu hiệu khác

Các hành vi nêu trên phải gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi lừa dối khách hàng hoặc đã bị kết án về tội lừa dối khách hàng nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm (tức lại có hành vi lừa dối khách hàng) thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là các dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

–   Khách thể

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng (khách hàng).

–   Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (mục đích là nhằm để thu lợi bất chính).

–   Chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

–  Về hình phạt

Mức hình phạt của tội danh này được chia làm hai khung, cụ thể như sau:

+ Khung một (khoản 1)

Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ các dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan. Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm đối với các trường hợp:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

+ Khung hai (khoản 2)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

+ Hình phạt bổ sung (khoản 3)

Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.


Quý vị có thể tham khảo mục HỎI – ĐÁP Luật Hình sự về những nội dung có liên quan đến bài viết trên như sau:

Tội lừa dối khách hàng bị xử phạt như thế nào?

Kính gửi Luật Hoàng Phi, tôi có câu hỏi sau nhờ luật sư tư vấn giúp: Hành vi đong thiếu số lượng xăng, dầu khi bán xăng dầu cho khách hàng của nhân viên bán hàng ở các công ty kinh doanh xăng dầu có bị xử lý hình sự không? Mức độ xử lý như thế nào?

Trả lời:

Với câu hỏi trênluật sư tư vấn hình sự xin trả lời như sau:

Căn cứ theo Điều 198 Bộ luật hình sự 2015 Tội lừa dối khách hàng thì:

– Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm với người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm với một trong các trường hợp: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; dùng thủ đoạn xảo quyệt; thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên

Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Như vậy, nhân viên bán hàng ở các công ty xăng dầu có thể bị xử lý hình sự về Tội lừa dối khách hàng theo Điều 198 Bộ luật hình sự 2015. Nếu bị xử lí, tùy vào mức độ vi phạm, các nhân viên này có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không gian giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi