Mẫu Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng mới nhất 2024
Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng là một biên bản ghi nhận mục đích là để thẩm định, kiểm tra về chất lượng của sản phẩm đã hoàn thành thi công trong trong trình hoặc dự án xây dựng. Trong đó kết quả về chất lượng vẫn chưa được kiểm định cụ thể ở bản nghiệm thu đó.
Khi nhắc tới thi công xây dựng một công trình thì không thể không nhắc tới biên bản nghiệm thu công trình xây dựng. Theo đó, biên bản nghiệm thu này công trình xây dựng này là gì?, giá trị pháp lý và mẫu của biên bản này như thế nào?
Dưới đây tổng đài 1900 6557 chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu về những nội dung này một cách cụ thể chi tiết theo quy định pháp luật cập nhật mới nhất.
Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng là gì?
Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng là một biên bản ghi nhận mục đích là để thẩm định, kiểm tra về chất lượng của sản phẩm đã hoàn thành thi công trong trong trình hoặc dự án xây dựng. Trong đó kết quả về chất lượng vẫn chưa được kiểm định cụ thể ở bản nghiệm thu đó.
Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng là một tài liệu ghi lại quá trình kiểm tra, đánh giá và chấp nhận công trình xây dựng sau khi hoàn thành. Biên bản này được lập bởi các chuyên gia, đại diện của chủ đầu tư và nhà thầu để xác nhận rằng công trình đã được thực hiện đúng tiêu chuẩn và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn và bảo vệ môi trường.
Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng có các nội dung chính sau đây:
– Thông tin về chủ đầu tư, nhà thầu, kiến trúc sư, kỹ sư và các đại diện khác tham gia trong quá trình nghiệm thu.
– Thông tin về công trình, bao gồm tên dự án, địa chỉ, loại công trình, quy mô, diện tích, hình dáng, chất lượng vật liệu và thiết bị được sử dụng.
– Các nội dung cụ thể của quá trình nghiệm thu, bao gồm các bước kiểm tra, đánh giá và chấp nhận công trình.
– Kết quả của quá trình nghiệm thu, bao gồm việc công trình đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn và bảo vệ môi trường hay không, những điểm cần sửa chữa (nếu có) và các giải pháp khắc phục.
– Thời gian và địa điểm ký kết biên bản.
– Chữ ký và tên của đại diện của chủ đầu tư, nhà thầu, kiến trúc sư, kỹ sư và các đại diện khác tham gia trong quá trình nghiệm thu.
Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng được sử dụng để chứng nhận rằng công trình đã được hoàn thành đúng theo các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật. Nó cũng cung cấp một cơ sở cho các tranh chấp có thể xảy ra giữa chủ đầu tư và nhà thầu sau khi công trình hoàn thành.
Giá trị pháp lý của biên bản nghiệm thu công trình xây dựng?
Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng là một biên bản có thể ghi nhận ở ở các giai đoạn khác nhau. Theo đó, biên bản nghiệm thu ở mỗi giai đoạn có giá trị pháp lý khác nhau, cụ thể là:
– Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình, sau đó đưa ra bàn giao để sử dụng.
Biên bản này ghi nhận nội dung về công trình cụ thể về thành phần tham gia, địa điểm, đánh giá về dự án đó. Từ đó quyết định đưa đến thống nhất có quyết định đưa vào để tiến hành sử dụng được hay không?, sau đó nêu rõ các vấn đề cần được sửa chữa và thay đổi để hoàn thiện công trình đó.
– Biên bản nghiệm thu và bàn giao thanh lý hợp đồng: Biên bản này nội dung tương tự với biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình như trên, nhưng mục đích là để ghi nhận đánh giá về chất lượng của công việc thực hiện của chủ thể. Trong biên bản này chủ yếu ghi nhận các nội dung về công việc tồn đọng cần thực hiện, vật liệu,… để thanh lý hợp đồng.
Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng là một tài liệu quan trọng có giá trị pháp lý cao trong quá trình xây dựng và hoàn thiện công trình. Có một số giá trị pháp lý của biên bản nghiệm thu công trình xây dựng như sau:
– Chứng minh tính hoàn thiện của công trình: Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng chứng minh rằng công trình đã được hoàn thành đúng theo tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật. Nó là tài liệu chứng minh tính hoàn thiện của công trình, và được sử dụng trong các thủ tục pháp lý, bảo hiểm, vay vốn, bán đấu giá, thu hồi đất, và các hoạt động khác liên quan đến công trình.
– Giải quyết tranh chấp: Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng cung cấp một cơ sở cho các tranh chấp có thể xảy ra giữa chủ đầu tư và nhà thầu sau khi công trình hoàn thành. Nó giúp đảm bảo rằng các bên sẽ giải quyết mọi tranh chấp một cách minh bạch và công bằng.
– Đảm bảo quyền lợi của chủ đầu tư và nhà thầu: Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng là một tài liệu quan trọng để đảm bảo quyền lợi của chủ đầu tư và nhà thầu. Nó xác nhận rằng công trình đã được hoàn thành đúng theo tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo rằng các bên sẽ tuân thủ các điều khoản đã được thỏa thuận trong hợp đồng.
– Đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường: Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng cũng đảm bảo rằng công trình đáp ứng các yêu cầu về an toàn và bảo vệ môi trường. Nó giúp đảm bảo rằng các công trình xây dựng không gây hại cho môi trường và đảm bảo an toàn cho những người sử dụng công trình.
Tóm lại, biên bản nghiệm thu công trình xây dựng có giá trị pháp lý cao trong quá trình xây dựng và hoàn thiện công trình. Nó chứng minh tính hoàn thiện của công trình, giải quyết tranh chấp, đảm bảo quyền lợi của chủ đầu tư và nhà thầu, và đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường. Do đó, nó là một tài liệu quan trọng và không thể thiếu trong quá trình xây dựng và hoàn thiện công trình.
Nếu không có biên bản nghiệm thu công trình xây dựng hoặc biên bản này không đầy đủ và chính xác, chủ đầu tư và nhà thầu có thể gặp rủi ro pháp lý trong tương lai. Vì vậy, việc lập và bảo quản biên bản nghiệm thu công trình xây dựng là rất quan trọng để đảm bảo tính pháp lý và an toàn cho chủ đầu tư và nhà thầu.
>>>>> Quý khách vui lòng tham khảo thêm: Mẫu hợp đồng xây dựng
Quy định về nghiệm thu công trình xây dựng
Nghiệm thu công trình xây dựng là quá trình kiểm tra và đánh giá độ hoàn thiện của công trình xây dựng trước khi được đưa vào sử dụng. Quy định về nghiệm thu công trình xây dựng được quy định trong Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Theo Luật Xây dựng, công trình xây dựng phải được nghiệm thu trước khi đưa vào sử dụng và phải được nghiệm thu đầy đủ các nội dung, bao gồm:
1. Kiểm tra và đánh giá độ hoàn thiện của công trình xây dựng, bao gồm các yếu tố về kỹ thuật, chất lượng và an toàn.
2. Kiểm tra và xác định đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ, bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ thiết kế, giấy phép xây dựng và các giấy tờ liên quan khác.
3. Xác định và thống kê các vật tư, thiết bị, công cụ, máy móc và các chi phí khác liên quan đến việc xây dựng công trình.
4. Kiểm tra và đánh giá độ an toàn của công trình xây dựng, bao gồm các yếu tố về an toàn vận hành, an toàn đối với người sử dụng và an toàn đối với môi trường.
5. Thực hiện các bước xử lý và giải quyết các khuyết điểm, sai sót và lỗi kỹ thuật trong quá trình xây dựng công trình.
Sau khi nghiệm thu thành công trình, các bên liên quan sẽ ký kết biên bản nghiệm thu và đưa ra quyết định về việc đưa công trình vào sử dụng hoặc tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung để đảm bảo đạt được yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và an toàn. Việc nghiệm thu công trình xây dựng là cần thiết để đảm bảo độ an toàn, hiệu quả và chất lượng của công trình, và cũng là một trong những điều kiện để đưa công trình vào sử dụng.
Mẫu biên bản nghiệm thu công trình xây dựng mới nhất
[gview file=”https://luathoangphi.vn/wp-content/uploads/2020/08/mẫu-biên-bản-nghiệm-thu-công-trình-xây-dựng.doc”]
Hiện tại, trong các văn bản pháp luật vẫn chưa có quy định nào thể hiện rõ một mẫu biên bản nghiệm thu công trình cụ thể. Tuy nhiên, để xây dựng một mẫu biên bản này thì vẫn cần đảm bảo các nội dung sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
Địa danh, ngày …tháng… năm…
BẢN NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
BÀN GIAO ĐƯA VÀO SỬ DỤNG
1.Tên của công trình: …………………………………………….
2. Địa điểm của công trình thi công: …………………………….
3. Chủ thể – thời gian nghiệm thu: ………………………………
– Đại diện của chủ đầu tư (hay gọi là chủ cơ sở sản xuất):
Họ và tên ông (bà): ………………………………………………
Vị trí/ chức vụ: ………………………………………………….
Họ và tên ông (bà): ……………………………………………..
Vị trí/chức vụ: …………………………………………………..
– Đại diện của bên tư vấn giám sát:
Họ và tên ông (bà): ……………………………………………..
Vị trí/ chức vụ: ………………………………………………….
Họ và tên ông (bà): ……………………………………………..
Vị trí/chức vụ: …………………………………………………..
– Đại diện bên cung ứng, thực hiện lắp đặt công nghệ:
Họ và tên ông (bà): ………………………………………………
Vị trí/ chức vụ: …………………………………………………..
Họ và tên ông (bà): ……………………………………………….
Vị trí/chức vụ: ……………………………………………………
– Đại diện của bên thi công xây dựng:
Họ và tên ông (bà): ……………………………………………….
Vị trí/ chức vụ: ……………………………………………………
Họ và tên ông (bà): ……………………………………………….
Vị trí/chức vụ: …………………………………………………….
4. Thời gian thực hiện nghiệm thu:
Từ: ….giờ…ngày….tháng …năm…
Đến: ….giờ…ngày….tháng …năm…
5. Nội dung đánh giá của công trình đã được thực hiện:
– Các giấy tờ và tài liệu bao gồm:
+ Bản vẽ của công trình đã hoàn thành
+ Hồ sơ về công nghệ và bản thiết kế của lắp đặt thiết bị
+ Bản ghi nhận về các thí nghiệm về chất liệu, kết quả trong khi thi công xây dựng
+ Bản quy chuẩn và tiêu chuẩn được áp dụng trong thi công
+ Biên bản nghiệm thu về hoàn tất giai đoạn xây dựng
+ Biên bản nghiệm thu về việc chạy thử về thiết bị liên động không tải
– Chất lượng của công trình xây dựng: …………………………………
– Lưu ý khi sản xuất, bảo trì, bảo hành:…………………………………
– Kết luận: ………………………………………………………………
Đại diện của chủ đầu tư (Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)
| Đại diện của bên cung ứng, thực hiện lắp đặt công nghệ (Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
Đại diện bên tư vấn giám sát (Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu) | Đại diện của bên thi công xây dựng (Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
Hồ sơ nghiệm thu bao gồm:
– Biên bản nghiệm thu ghi nhận việc hoàn thành công trình, các phụ lục đính kèm (nếu có)
– Các giấy tờ, tài liệu để nghiệm thu thực hiện đối chiếu, kiểm tra.
Hướng dẫn soạn biên bản nghiệm thu công trình xây dựng
– Mục tên của công trình, địa điểm thực hiện xây dựng ghi rõ thông tin cụ thể
– Nội dung về thông tin của chủ thể tham gia nghiệm thu ghi rõ thông tin họ và tên, vị trí hiện tại đảm nhiệm.
– Mục 5 về phần chất lượng cần đối chiếu thông tin với tiêu chuẩn và chỉ dẫn kỹ thuật, đánh giá mức độ khi vận hành để sản xuất có an toàn không?
+ Phần lưu ý: thể hiện rõ nội dung khi sản xuất, thời điểm cần bảo hành hoặc bảo trì,…
– Mục kết luận: có thống nhất về việc đã hoàn thành nghiệm thu công trình để tiến hành đưa vào giai đoạn sử dụng không?; các vấn đề còn phải khắc phục và cải thiện,…
– Phần ký xác nhận của chủ thể tham gia vào quá trình nghiệm thu cần ký và ghi rõ họ và tên, đóng dấu (nếu có).
– Hồ sơ nghiệm thu đảm bảo đầy đủ, chính xác như đã ghi nhận
Trên đây, là toàn bộ nội dung về các vấn đề liên quan tới biên bản nghiệm thu công trình xây dựng là gì?. Mọi vấn đề còn vướng mắc quý vị có thể liên hệ lại theo đầu số hotline 19006557 để được giải đáp nhanh nhất.
Trân trọng cảm ơn!
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Việc đầu tiên bạn cần làm là cảm ơn người đưa ra thông báo trực tiếp cho bạn và cả những người bạn đã gặp gỡ trong quá trình tuyển dụng, dù bạn có định chấp nhận lời mời làm việc đó hay không....
Mẫu quyết định cử đi công tác nước ngoài bằng Tiếng Anh
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, quyết định cử đi công tác nước ngoài là chứng từ quan trọng để được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp....
Mẫu Giấy giới thiệu tiếng Anh?
Tính pháp lý của giấy giới thiệu thường thấp hơn giấy ủy quyền vì người được giới thiệu không thể thay mặt bên giới thiệu để quyết định vấn đề trong nội dung giới thiệu mà chỉ làm các công việc như: tiếp nhận thông tin, làm rõ, báo cáo thông tin,….với người được giới...
Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông 2024
Cuộc họp Đại hội đồng cổ động được tiến hành tổ chức trong hai trường hợp. Cuộc họp thường niên hàng năm và cuộc họp đột...
Mẫu phụ lục hợp đồng điều chỉnh giá hợp đồng mới nhất
Phụ lục hợp đồng là văn bản được xác lập giữa các bên đã có giao kết hợp đồng nhằm mục đích quy định chi tiết hơn hay sửa đổi, hủy bỏ một hoặc một số điều khoản trong hợp đồng đã giao...
Xem thêm