Trang chủ Biểu Mẫu Mẫu đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự mới nhất 2024
  • Thứ tư, 27/12/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 2238 Lượt xem

Mẫu đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự mới nhất 2024

Vụ việc dân sự là các tranh chấp, các yêu cầu về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động được Tòa án thụ lý, giải quyết theo trình tự, thủ tục theo pháp luật tố tụng dân sự quy định trên cơ sở có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Trong một vụ việc dân sự nếu muốn yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết vụ việc đó thì cá nhân, tổ chức phải có đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự. Trong nội dung bài viết dưới đây sẽ đưa ra Mẫu đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự mới nhất.

Vụ việc dân sự là gì?

Vụ việc dân sự là các tranh chấp, các yêu cầu về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động được Tòa án thụ lý, giải quyết theo trình tự, thủ tục theo pháp luật tố tụng dân sự quy định trên cơ sở có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

– Vụ việc dân sự bao gồm: Vụ án dân sự và việc dân sự.

+ Vụ án dân sự là các tranh chấp xảy ra giữa các đương sự mà theo quy định thì cá nhân, cơ quan, tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Trường hợp là vụ án dân sự khi: Có tranh chấp giữa các bên; có hành vi khởi kiện ra Tòa án; Tòa án phải thụ lý tranh chấp đó; các bên không có tranh chấp với nhau; có đơn yêu cầu; Tòa án phải thụ lý đơn yêu cầu đó.

+ Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan tổ chức không có tranh chấp nhưng có yêu cầu tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó.

Để giải quyết một vụ việc dân sự thì cần phải có Mẫu đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự .

So sánh giữa vụ án dân sự và việc dân sự

Trước khi tìm hiểu Mẫu đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự , nội dung này sẽ so sánh giữa vụ án dân sự và việc dân sự.

Tiêu chíVụ án dân sựViệc dân sự
Tranh chấp xảy raTranh chấp xảy raKhông có tranh chấp xảy ra.
Tính chấtLà việc giải quyết tranh chấp về các vấn đề dân sự giữa cá nhân, tổ chức này với cá nhân, tổ chức khác; có nguyên đơn và bị đơn; Tòa án giải quyết trên cở bảo vệ quyền lợi của người có quyền và buộc người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ.Là việc riêng của cá nhân, tổ chức, không có nguyên đơn, bị đơn mà chỉ có người yêu cầu Tòa án giải quyết, từ yêu cầu của đương sự, Tòa án công nhận quyền và nghĩa vụ cho họ.
Hình thức giải quyết của chủ thểKhởi kiện tại tòa.Yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó là căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự.
Cách thức giải quyết của Tòa ánCó thể trải qua các giai đoạn:

– Sơ thẩm

– Phúc thẩm

– Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

 

Xác minh, ra quyết định, tuyên bố theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.
Kết quả giải quyếtTuyên bằng bản án.Tuyên bằng quyết định.

Mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự mới nhất

Như nội dung đã phân tích ở trên vụ việc dân sự bao gồm vụ án dân sự và việc dân sự. Đối với vụ án dân sự khi có tranh chấp sẽ viết đơn khởi kiện ra tòa án còn đối với những việc dân sự là không có tranh chấp và có đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự.

Mẫu đơn yêu cầu giải quyết vụ án dân sự (Đơn khởi kiện)

Căn cứ tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP quy định về mẫu đơn khởi kiện, cụ thể mẫu đơn được trình bày như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————– 

……, ngày …. tháng …. năm …….

 ĐƠN KHỞI KIỆN

 

Kính gửi: Tòa án nhân dân (2) ………………………………….. 

Người khởi kiện: (3) …………………………………………….. 

Địa chỉ: (4)………………………………………………………………. 

Số điện thoại: …………………….. (nếu có); số fax: ………..  (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………………………………………………… (nếu có)

Người bị kiện: (5) …………………………………………………..

Địa chỉ(6) ………………………………………………………………… 

Số điện thoại: ……………………… (nếu có); số fax: ………….  (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………………………………………….. (nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có)(9) …… 

Địa chỉ: (10) ………………………………………………………………. 

Số điện thoại: …………………………. (nếu có); số fax: ……….. (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử:…………………………………………………… (nếu có).

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây: (11)

……………………………………………………………………

Người làm chứng (nếu có)(12) ………………………………… 

Địa chỉ: (13)……………………………………………………………. 

Số điện thoại: ……………………………. (nếu có); số fax: ……… (nếu có).

Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện gồm có:(14)

  1. ……………………………………………………….. 
  2. ………………………………………………………… 

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15) ……………….

 

Người khởi kiện(16)

(ký và ghi rõ họ tên)

Tải (Download) Mẫu đơn yêu cầu giải quyết vụ án dân sự (Đơn khởi kiện)

Mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự

Mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự hiện nay sử dụng mẫu số 01-VDS được ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

ĐƠN YÊU CẦU
GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

(V/v: …………………………………..)(1)

Kính gửi: Tòa án nhân dân…………………(2)

Người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(3) …………………………………………………………………….

Địa chỉ:(4) ………………………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại (nếu có): …………………………..; Fax (nếu có):…………………………………………

Địa chỉ thư điện tử (nếu có): ……………………………………………………………………………………..

Tôi (chúng tôi) xin trình bày với Tòa án nhân dân(5) ……………………………………………………….
việc như sau:

– Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:(6) ……………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………

– Lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết đối với những vấn đề nêu trên:(7)

……………………………………………………………………………………………………………………………

– Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:(8)  

……………………………………………………………………………………………………………………………

– Các thông tin khác (nếu có):(9)…………………………………………………………………………………

Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu:(10)

  1. 1. ………………………………………………………………………………………………………………………..
  2. 2. ………………………………………………………………………………………………………………………..
  3. 3. ………………………………………………………………………………………………………………………..

Tôi (chúng tôi) cam kết những lời khai trong đơn là đúng sự thật.

………, ngày…. tháng. năm……. (11)

NGƯỜI YÊU CẦU(12)

Tải download Mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự

Cách ghi đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự

Ngoài Mẫu đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự thì cách viết đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự cũng rất được quan tâm.

Thứ nhất: Cách viết đơn yêu cầu giải quyết vụ án dân sự

(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện(ví dụ: Nam Định, ngày … tháng … năm …)

(2) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gì? ( ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X thuộc tỉnh Y), nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó( ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định) và ghi thêm địa chỉ Tòa án đó.

(3) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên; đối với trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi rõ họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp cá nhân đó;

Nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại diện hợp pjaps của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.

(4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú ( ví dụ: Lê Hồng A, cu trú tại xóm X, thôn Y, xã Z, huyện W, tỉnh Đ);

Nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó ( ví dụ : Công ty TNHH Bông Hồng có trụ sở tại số 119, Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giáy, thành phố Hà Nội).

(5), (7), (9) và (12) ghi giống với (3).

(6), (8), (10) và (13) ghi giống với (4).

 (11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết.

(14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự ( ví dụ đối vơi tranh chấp đất đai các tài liệu kèm theo như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán, hợp đồng đặt cọc, ghi âm, ghi hình…..)

(15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án( ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Tòa án biết khi xảy ra tranh chấp đã rời khỏi nơi cư trú, hoặc người kí hợp đồng đã chết…)

(16) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên, điểm chỉ, trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký, xác nhận vào đơn khởi kiện .

Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó, Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xã nhận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

Thứ hai: Cách viết đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự

Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự hiện nay sử dụng mẫu số 01-VDS ban hành  kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP do đó cần phải sử dụng đúng mẫu.

(1) Ghi loại việc dân sự mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải Quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự

Ví dụ: Yêu cầu tuyên bố một người mất tích; yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông; yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu;…

2) và (5) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào.

Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).

(3) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người đó;

+ Nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó.

+ Nếu là người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi “- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu cầu” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu;

+ Nếu là người đại diện theo ủy quyền thì ghi “- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày ………” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu. Trường hợp có nhiều người cùng làm đơn yêu cầu thì đánh số thứ tự 1, 2, 3,… và ghi đầy đủ các thông tin của từng người.

(4) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu.

(6) Ghi cụ thể những nội dung mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải quyết.

(7) Ghi rõ lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó.

(8) Ghi rõ họ tên, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của những người mà người yêu cầu nhận thấy có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó.

(9) Ghi những thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình.

(10) Ghi rõ tên các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu, là bản sao hay bản chính, theo thứ tự 1, 2, 3,… (ví dụ: 1. Bản sao Giấy khai sinh của ông Nguyễn Văn A; 2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của ông Trần Văn B và bà Phạm Thị C;….).

(11) Ghi địa điểm, thời gian làm đơn yêu cầu.

(12) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.

Trường hợp người yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trường hợp có nhiều người cùng yêu cầu thì cùng ký và ghi rõ họ tên của từng người vào cuối đơn yêu cầu.

Thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án

Căn cứ vào Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự liên quan đến:  Hôn nhân và gia đinh; Kinh doanh thương mại; Lao động; Sở hữu trí tuệ, Luật Doanh nghiệp, Luật Công đoàn…….Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do không có điều luật để áp dụng(căn cứ tại Điều 4 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015) mà trong trường hợp này Tòa án sẽ dựa trên cơ sở của Hiến pháp, Tập quan, tương tự pháp luật…. để giải quyết.

Còn việc lựa chọn Tòa án nhân dân cấp huyện hay Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì phải dựa vào tỉnh chất phức tạp của từng vụ việc, dựa vào điều kiện cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Tòa án

Theo đó căn cứ tại các Điều 35, 36 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự:

– Tranh chấp dân sự về hôn nhân và gia đình tại các điều 26, 28 của luật này nhưng trừ khoản 7 Điều 26;

– Tranh chấp về kinh doanh thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật này;

– Tranh chấp về Lao động quy định tại Điều 32 Bộ luật này;

– Ngoài ra Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ  của vợ chồng, cha mẹ và con,…. 

Còn thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp tỉnh: Đối với những vụ án phức tạp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh ngoài ra thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp tỉnh được quy định tại Điều 37, 38 Luật này.

Ngoài ra Thẩm quyền Tòa án sẽ theo sự lựa chọn của các bên đương sự và Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ. Cụ thể, Các bên có quyền tự do thỏa thuận, định đoạt Tòa án giải quyết tranh chấp bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú làm việc của nguyên đơn…(căn cứ tại điểm b Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự) tuy nhiên trường hợp có tranh chấp về bất động sản thì Tòa án nơi có bất động sản sẽ có thẩm quyền giải quyết (Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS năm 2015).

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi