Trang chủ Biểu Mẫu Mẫu đơn xin đi làm lại
  • Thứ tư, 26/04/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 9008 Lượt xem

Mẫu đơn xin đi làm lại

Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 thì lao động nữ sau khi sinh nếu đảm bảo các điều kiện nhất định thì có thể được đi làm trở lại trước khi kết thúc thời gian nghỉ thai sản.

Mọi vấn đề phát sinh trong công việc, bao gồm cả trường hợp nghỉ phép hay quay trở lại làm việc trước thời hạn thì đều phải thông báo đến cho người sử dụng lao động bằng văn bản.

Do đó, qua nội dung bài viết dưới đây hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu trong trường hợp lao động nữ muốn quay lại làm việc trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản và Mẫu đơn xin đi làm lại.

Đơn xin đi làm lại là gì?

Đơn xin đi làm lại là một loại đơn xin việc, thường được sử dụng khi một người muốn quay trở lại làm việc tại một công ty hoặc ở một vị trí mà họ đã từng làm trước đó.

Đơn xin đi làm lại thường bao gồm thông tin về kinh nghiệm làm việc trước đó của bạn tại công ty, lý do tạm ngừng làm việc trước đó, lý do muốn quay trở lại làm việc tại công ty và mong muốn về việc làm của bạn. Đơn xin đi làm lại cũng có thể yêu cầu bạn cung cấp các tài liệu hỗ trợ, chẳng hạn như sơ yếu lý lịch, bằng cấp, giấy chứng nhận, và giấy tờ khác có liên quan đến công việc của bạn.

Nếu bạn đang muốn nộp đơn xin đi làm lại, đầu tiên bạn cần phải xác định được công ty mà bạn muốn quay lại làm việc và vị trí mà bạn muốn ứng tuyển. Sau đó, bạn có thể bắt đầu chuẩn bị hồ sơ, bao gồm việc viết đơn xin đi làm lại và thu thập các tài liệu hỗ trợ như đã nêu ở trên.

Cách viết đơn xin đi làm lại

Để viết một đơn xin đi làm lại, bạn có thể làm theo các bước sau:

Bước 1: Thông tin cá nhân

Bắt đầu đơn xin bằng cách cung cấp thông tin cá nhân của bạn, bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại và địa chỉ email. Nếu bạn đã từng làm việc tại công ty đó, hãy cung cấp cả thông tin về vị trí và thời gian làm việc trước đó.

Bước 2: Lí do muốn đi làm lại

Giải thích lý do tại sao bạn muốn đi làm lại. Bạn có thể giải thích rằng bạn đã nghỉ việc để tạm dừng công việc để tập trung vào việc học hoặc gia đình. Nếu bạn nghỉ việc vì lý do khác, hãy giải thích nó một cách thẳng thắn và chân thành.

Bước 3: Thể hiện sự quan tâm đến công ty

Nếu bạn muốn làm việc lại tại công ty cũ, hãy thể hiện sự quan tâm của mình đến công ty đó. Bạn có thể nêu ra vì sao công ty đó là nơi làm việc tốt nhất cho bạn và nêu ra những điểm mạnh của công ty đó.

Bước 4: Nêu rõ kế hoạch và mong muốn

Trong phần này, bạn nên nêu rõ thời gian bắt đầu làm việc, vị trí mong muốn và mức lương mong muốn. Nếu bạn muốn thay đổi vị trí làm việc, hãy giải thích lý do tại sao bạn muốn thay đổi vị trí và nêu ra vị trí mà bạn muốn ứng tuyển.

Bước 5: Kết thúc đơn xin

Kết thúc đơn xin bằng cách cảm ơn công ty đã xem xét đơn xin của bạn và mong muốn được trở lại làm việc tại công ty đó. Đưa ra thông tin liên lạc của bạn, bao gồm tên, số điện thoại và địa chỉ email, để công ty có thể liên lạc lại với bạn.

Mẫu đơn xin đi làm lại

Để người lao động có thể quay trở lại làm việc trước thời hạn thì người lao động cần phải gửi văn bản thông báo đến cho công ty,

Theo đó, một lá đơn xin đi làm lại cần có đầy đủ các thông tin cá nhân và phải có xác nhận của phía người có thẩm quyền thì mới được coi là một văn bản hoàn chỉnh. Củ thể như sau:

– Người lao động phải điền đầy đủ các thông tin cá nhân, bao gồm: Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, địa chỉ chỗ ở hiện tại…

– Ngoài ra cần cung cấp thêm các thông tin nhưng họ thuộc đối tượng nghỉ nào, thời gian nghỉ là bao lâu, thời gian muốn quay trở lại làm việc…

Qúy khách có thể tham khảo mẫu văn bản dưới đây được sử dụng trong trường hợp lao động nữ xinh quay lại làm việc trước khi kết thúc thời gian nghỉ thai sản.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

ĐƠN XIN TRỞ LẠI CÔNG TÁC

Kính gửi: ……………………………………………………………………………

Tôi tên là:……………………………………………………………………………………..

Sinh ngày: ……………………………………………………………………………………

Nơi sinh:……………………………………………………………………………………….

Cấp bậc:……………………………………………………………………………………….

Chức vụ:…………………………………………………………………………………………

Nghề nghiệp:……………………………………………………………………………………

Đơn vị làm việc:………………………………………………………………………………

Hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………………….

Được sự đồng ý của Ban lãnh đạo công ty tôi được nghỉ thai sản từ: ngày……. tháng…….. năm…….. đến ngày…….. tháng……… năm……..

Đến nay, mặc dù vẫn đang trong thời gian nghỉ thai sản của tôi nhưng vì một số lý do cá nhân nên tôi có nguyện vọng được quay trở lại làm việc sớm hơn so với thời hạn, hiện nay tôi nhận thấy sức khỏe của mình đủ đảm bảo để đi làm sớm (có xác nhận của bệnh viện).

Tôi làm đơn này kính đề nghị…………………………………….. cho tôi được trở lại công tác bắt đầu từ ngày……..tháng ……..năm.………

Kính mong … ……………………………..xem xét và giải quyết. ………,

                                    Ngày.……tháng.……năm.….

                                          Người làm đơn

                                        (Kí và ghi rõ họ tên)

Tải (download) Mẫu đơn xin đi làm lại

Thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ

Tại Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con của lao động nữ, cụ thể như sau:

– Lao động nữ sinh con sẽ được nghỉ việc trước và sau khi sinh là 6 tháng, trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì được tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con thì người mẹ sẽ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh đối đa không quá 2 tháng.

– Sau khi sinh, nếu con bị chết thì số ngày nghỉ thai sản sẽ được xác định:

+ Con dưới 2 tháng tuổi chế thì người mẹ được nghỉ 4 tháng thai sản được tính từ ngày sinh con;

+ Con từ 2 tháng tuổi trở lên chết thì người mẹ được nghỉ thai sản 2 tháng tính từ ngày con chết.

Lưu ý thời gian nghỉ này sẽ không vượt quá thời gian nghỉ sinh con trong trường hợp thông thường và sẽ không được xác định là thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật lao động.

– Trường hợp chỉ có người mẹ tham gia BHXH hoặc cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà người mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng em bé sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai giản đối với khoảng thời gian con lại của người mẹ. Thời gian nghỉ này đã bao gồm các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, các hàng nghỉ hàng tuần.

Nếu đã sử dụng hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định của BHXH Việt Nam nhưng người lao động nữ có mong muốn nghỉ thêm thì sẽ không được nhận lương theo thỏa thuận ban đầu.

Trường hợp đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con

Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 thì lao động nữ sau khi sinh nếu đảm bảo các điều kiện nhất định thì có thể được đi làm trở lại trước khi kết thúc thời gian nghỉ thai sản. Cụ thể thì tại khoản 4 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội”.

Như vậy, nếu lao động nữ muốn đi làm sớm hơn thì phải đảm bảo đủ 3 yếu tố đó là:

– Đã nghỉ hưởng chế độ thai sản được ít nhất 4 tháng;

– Có văn bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đủ điều kiện về sức khỏe, việc đi làm sớm sẽ không gây tổn hại đến sức khỏe của người lao động;

– Có sự đồng ý từ phía bên người sử dụng lao động.

Như vậy lao động nữ có thể được quay lại làm việc sớm trước thời điểm hết hạn nghỉ thai sản nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên và có thông báo đến phía người sử dụng lao động bằng văn bản.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Mẫu đơn xin đi làm lại. Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được hỗ trợ trực tiếp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi