Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Bệnh viện 115 có khám bảo hiểm không?
  • Thứ tư, 23/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4387 Lượt xem

Bệnh viện 115 có khám bảo hiểm không?

Thông tư số 30/2020/TT-BYT hướng dẫn Nghị định số 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm Y tế quy định về 08 trường hợp được xem là khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế đúng tuyến từ 01/03/2021.

Khám bảo hiểm là một trong những hình thức khám chữa bệnh quan trọng đối với những người tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, xoay quanh vấn đề này có rất nhiều người không nắm được quy liên quan đến khám bảo hiểm tại các bệnh viện.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cũng cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan nhằm trả lời cho câu hỏi: Bệnh viện 115 có khám bảo hiểm không?

Bệnh viện 115 là bệnh viên nào?

– Tiền thân của Bệnh viện Nhân dân 115 là Bệnh viện K52 được thành lập vào ngày 25/12/1968. Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước thống nhất, K52 được giao nhiệm vụ tiếp quản Bệnh viện Trần Ngọc Minh và đổi tênt hành Quân Y viện 115 trực thuộc cục Quân Y, có nhiệm vụ cứu chữa, điều trị cho thương, bệnh binh, đặc biệt là phục vụ cho chiến tranh biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế đối với Campuchia.

– Từ một bệnh viện hạng 03, ngày nay Bệnh viện Nhân dân 115 đã trở thành Bệnh viện Đa khoa hạng 1, quy mô giường bệnh từ 200 giường đến nay là 1.600 giường từ 16 khoa, phòng đến nay đã phát triển thành 42 khoa, phòng; từ 250 cán bộ y tế đến nay là gần 2.000 công chức, viên chức và người lao động.

– Vào những năm 2005, 2006 Bệnh viện chỉ có 02 chuyên khoa mũi nhọn là khoa Ngoại Thần kinh và Thận niệu, đến nay bệnh viện đã phát triển thành 05 trung tâm chuyên khoa mũi nhọn: Thần kinh, tim mạch, Thận – Niệu, ung thư – Y học hạt nhân, gây mê hồi sức – Hồi sức tích cực.

Bệnh viện 115 có khám bảo hiểm không?

Căn cứ quy định tại Thông tư số 30/2020/TT-BYT hướng dẫn Nghị định số 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm Y tế quy định về 08 trường hợp được xem là khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế đúng tuyến từ 01/03/2021, cụ thể:

– Người tham gia bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh đúng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên theo bảo hiểm y tế.

– Người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện khác trong cùng địa bàn tỉnh.

Trường hợp trẻ em chưa có thẻ bảo hiểm y tế do chưa làm thủ tục khai sinh được sử dụng giấy chứng sinh đi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nêu trên.

– Người tham gia bảo hiểm y tế trong tình trạng cấp cứu được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào trên phạm vi toàn quốc.

Bác sĩ hoặc y sỹ đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu đối với người bệnh, ghi vào hồ sơ bệnh án và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

– Người tham gia bảo hiểm y tế được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định, bao gồm:

+ Được chuyển tuyến theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 – Thông tư số 40/2015/TT-BYT về quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Hồ sơ chuyển tuyến gồm giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP và các giấy tờ khác (nếu có).

+ Được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 3 – Điều 14 – Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, bao gồm: Cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh đang điều trị nội trú hoặc điều trị ngoại trú.

– Người tham gia bảo hiểm y tế có giấy tờ chứng minh đang ở tại địa phương khác trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạm trú và khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều 15 – Nghị định số 146/2018/NĐ-CP. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm lưu bản chụp giấy tờ quy định tại điểm này trong hồ sơ bệnh án điều trị của người bệnh đó.

– Người có giấy hẹn khám lại trong trường hợp đã được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 3 Điều 15 – Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.

– Người đã hiến bộ phận cơ thế của mình phải điều trị ngay sau khi tiến bộ phận cơ thể.

– Trẻ sơ sinh phải điều trị ngay sau khi sinh ra.

Về các trường hợp được xem là khám chữa bệnh Bảo hiểm Y tế đúng tuyến tại Điều 11 – Thông tư số 40/2015/TT-BYT cũng có quy định về vấn đề này. Theo đó, Thông tư số 30/2020/TT-BYT đã bổ sung thêm các trường hợp cũng được xem là khám chữa bệnh Bảo hiểm Y tế đúng tuyến từ 2021 như sau:

+ Người tham gia bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh đúng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế.

+ Người tham gia bảo hiểm y tế được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 3 Điều 14 – Nghị định số 146/2018/NĐ-CP và khoản 2 Điều 6 – Thông tư số 04/2016/TT-BYT.

+ Người có giấy hẹn khám lại trong trường hợp đã được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.

+ Người đã hiến bộ phận cơ thể của mình phải điều trị ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.

+ Trẻ sơ sinh phải điều trị ngay sau khi sinh ra.

Từ quy định trên thì có thể thấy, Bệnh viện 115 có khám bảo hiểm y tế. Do đó, nếu thuộc 08 trường hợp được xem là khám chữa bệnh Bảo hiểm Y tế đúng tuyến theo quy định trên người đang sử dụng bảo hiểm y tế cần lưu ý để đảm bảo được hưởng quyền lợi tối đa khi tham gia Bảo hiểm y tế.

Như vậy, Bệnh viện 115 có khám bảo hiểm không? Đã được Công ty Luật Hoàng Phi trả lời chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích một số nội dung liên quan đến khám bảo hiểm theo quy định của pháp luật hiện hành. Chúng tôi mong rằng những nội dung trên sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi