Trang chủ Biểu Mẫu Bản mô tả công việc kế toán trưởng như thế nào?
  • Thứ hai, 24/04/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 3200 Lượt xem

Bản mô tả công việc kế toán trưởng như thế nào?

Kế toán trưởng là người đứng đầu của bộ phận kế toán trong một đơn vị có nhiệm vụ là tổ chức việc thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán đó.

Kế toán trưởng là một cụm từ được nhắc đến tương đối nhiều, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được những công việc mà kế toán trưởng phải làm, nội dung bài viết sau sẽ giải thích chi tiết về bản mô tả công việc kế toán trưởng như thế nào?

Kế toán trưởng là gì?

Kế toán trưởng là người đứng đầu của bộ phận kế toán trong một đơn vị có nhiệm vụ là tổ chức việc thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán đó, kế toán trưởng của các cơ quan nhà nước, của tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì ngoài nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị còn có nhiệm vụ là giúp người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán thực hiện giám sát tài chính tại đơn vị kế toán.

Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo sổ sách kế toán của đơn vị đầy đủ, chính xác cũng như đảm bảo các kế hoạch hoạt động kế toán, thuế phù hợp theo đúng quy định của pháp luật.

Kế toán trưởng là người chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật trong đơn vị kế toán; nếu có đơn vị kế toán cấp trên thì kế toán trưởng sẽ đồng thời phải chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của kế toán trưởng của đơn vị kế toán cấp trên về chuyên môn và nghiệp vụ kế toán.

Vị trí kế toán trưởng đóng vai trò rất quan trọng vậy bản mô tả công việc kế toán trưởng như thế nào? Nội dung tiếp theo sẽ giải đáp rõ hơn vấn đề này.

Công việc của kế toán trưởng là gì?

Kế toán trưởng là người có trách nhiệm chịu trách nhiệm về các hoạt động kế toán và tài chính của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Các công việc chính của kế toán trưởng bao gồm:

– Quản lý và giám sát các hoạt động kế toán: Kế toán trưởng đảm bảo rằng các hoạt động kế toán của tổ chức được thực hiện đúng quy trình và tuân thủ các quy định pháp luật.

– Chuẩn bị báo cáo tài chính: Kế toán trưởng phải tạo ra báo cáo tài chính đầy đủ và chính xác để giúp cho các nhà đầu tư, cổ đông và các bên liên quan khác hiểu rõ về tình hình tài chính của tổ chức.

– Xây dựng và quản lý hệ thống kế toán: Kế toán trưởng phải thiết lập và duy trì hệ thống kế toán để đảm bảo rằng dữ liệu được thu thập, xử lý và báo cáo đầy đủ và chính xác.

– Lập kế hoạch ngân sách: Kế toán trưởng thường là người đưa ra kế hoạch ngân sách cho tổ chức hoặc doanh nghiệp. Họ đảm bảo rằng ngân sách được phân bổ một cách hiệu quả và đáp ứng được các mục tiêu kinh doanh.

– Tư vấn về các vấn đề tài chính: Kế toán trưởng cũng thường cung cấp tư vấn về các vấn đề tài chính cho lãnh đạo và các bộ phận khác trong tổ chức hoặc doanh nghiệp.

– Quản lý đội ngũ kế toán: Kế toán trưởng thường là người có trách nhiệm quản lý và chỉ đạo đội ngũ kế toán của tổ chức. Họ đảm bảo rằng các nhân viên kế toán được đào tạo đầy đủ và có kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc của mình.

Điều kiện trở thành kế toán trưởng theo quy định

Để trở thành kế toán trưởng thì cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện như sau:

– Phải là người có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết và có ý thức chấp hành pháp luật;

– Là người có trình độ chuyên môn và có nghiệp vụ về kế toán;

– Để trở thành kế toán trưởng cần có chứng chỉ về bồi dưỡng kế toán trưởng;

– Kế toán trưởng phải có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là hai năm đối với người có trình độ từ đại học trở lên. Đối với trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng có thời gian công tác thực tế về kết toán ít nhất là ba năm.

Ngoài đáp ứng các điều kiện như trên thì kế toán trưởng phải không thuộc những trường hợp pháp luật quy định không được làm kế toán.

Những người không được làm kế toán là người chưa thành niên, là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; là người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; những người đang làm quản lý, người điều hành, người được giao nhiệm vụ thường xuyên thực hiện việc mua bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán;…

Mỗi loại đơn vị kế toán có những tiêu chuẩn và điều kiện cụ thể của kế toán trưởng do chính phủ quy định. Kế toán trưởng trong đơn vị kế toán là người có quyền độc lập về chuyên môn và nghiệp vụ kế toán.

Bản mô tả công việc kế toán trưởng như thế nào?

Kế toán trưởng là một vị trí được nhắc đến khá phổ biến trong các doanh nghiệp hoặc trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Vậy công việc mà kế toán trưởng phải làm là những công việc gì, nội dung sau sẽ nêu cụ thể bản mô tả công việc kế toán trưởng như thế nào?

– Kế toán trưởng là người thực hiện những quy định của pháp luật về kế toán và tài chính trong đơn vị kế toán

Kế toán trưởng thực hiện việc kiểm soát và quản lý quy trình lập hồ sơ sổ sách, nhập các dữ liệu kế toán, hạch toán, các quy trình về kiểm kê tài sản, cân đối kế toán,…

– Kế toán trưởng tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật

Quản lý, đánh giá năng lực nhân viên bộ phận kế toán, điều phối công việc phù hợp cho các kế toán viên. Thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên kế toán trong đơn vị. Xây dựng quy trình, biểu mẫu liên quan đến kế toán và tài chính.

Kế toán trưởng thực hiện tổ chức và hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán, bảo đảm việc ghi chép, tính toán số liệu chính xác trong quá trình hoạt động của đơn vị kế toán.

– Thực hiện việc lập báo cáo tài chính tuân thủ đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán

Kiểm soát các khoản của công ty, thực hiện lập báo cáo tài chính và phân tích báo cáo để từ đó có thể nắm bắt được những biến động về chi phí, về công nợ,…để có thể kịp thời đưa ra những giải pháp giúp kiểm soát được việc chi tiêu theo đúng như kế hoạch đã đề ra.

Kế toán trưởng lập bảng cân đối kế toán, theo dõi việc lưu trữ những sổ sách kế toán, lưu trữ hóa đơn chứng từ gốc của đơn vị kế toán theo đúng quy định. Tham mưu cho lãnh đạo về công tác kiểm soát hoạt động tài chính của đơn vị kế toán; giải quyết vấn đề về tài chính, đưa ra những kiến nghị phòng ngừa rủi ro, đề xuất các giải pháp về nguồn tài chính.

Ngoài ra kế toán trưởng còn là người trực tiếp đứng ra để thực hiện các giao dịch trong lĩnh vực tài chính; cung cấp sổ sách, số liệu trong công tác kiểm toán của cơ quan chức năng; tổ chức và điều hành các cuộc họp của bộ phận kế toán; thực hiện những công việc khác theo yêu cầu của cấp trên.

Trên đây là những công việc mà kế toán trưởng cần phải làm; tuy nhiên tùy theo mỗi đơn vị khác nhau thì kế toán trưởng có thể phải đảm nhận thêm một số công việc hoặc là giảm bớt một số công việc sao cho phù hợp với nhu cầu của đơn vị.

Bài viết trên đây của Luật Hoàng Phi đã giải thích rõ kế toán trường là gì, điều kiện để có thể trở thành kế toán trưởng và bản mô tả công việc kế toán trưởng như thế nào? Mọi vấn đề vướng mắc cần được tư vấn và giải thích chi tiết quý độc giải vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo số 1900 6557 để được tư vấn cụ thể nhất.

>>>>> Tham khảo thêm bài viết: Mẫu Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng công ty TNHH

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi