Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể đối với đảng viên dự bị
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 7620 Lượt xem

Ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể đối với đảng viên dự bị

Trước khi được kết nạp đảng viên chính thức thì cá nhân phải là đảng viên dự bị theo quy định của điều lệ đảng. Theo quy định của điều lệ đảng thì người xin vào đảng sẽ phải trải qua thời gian dự bị là 12 tháng. Thời gian này tính từ ngày chi bộ ký quyết định đảng viên dự bị cho người đó.

Trong quá trình đảng viên dự bị rèn luyện tại địa phương thì ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể đối với đảng viên dự bị có vai trò rất quan trọng để có thể xem xét và thực hiện kết nạp đảng viên đó thành đảng viên chính thức.

Khái nhiệm đảng viên dự bị?

Theo quy định của điều lệ đảng thì người xin vào đảng sẽ phải trải qua thời gian dự bị là 12 tháng. Thời gian này tính từ ngày chi bộ ký quyết định đảng viên dự bị cho người đó.

Theo đó trong thời gian 12 tháng dự bị đó đảng viên lúc này được coi là đảng viên dự bị và có đầy đủ các quyền như:

– Có quyền được tham gia thảo luận các vấn đề về cương lĩnh chính trị, về điều lệ đảng, biểu quyết các công việc của đảng.

– Được ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của ban chấp hành trung ương.

– Đảng viên dự bị có quyền phê bình, chất vấn các vấn đề về hoạt động của tổ chức đảng, đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền.

– Có quyền trình bày ý kiến của mình khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.

Từ đó thấy được rằng đảng viên dự bị có đầy đủ các quyền như đảng viên chính thức trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của đảng.

Trong quá trình là đảng viên dự bị thì ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể đối với đảng viên dự bị là rất cần thiết, đây cũng chính là một cơ sở để xem xét chuyển đảng viên chính thức.

Hồ sơ để xét công nhận đảng viên chính thức

Khi đảng viên dự bị hết thời hạn 12 tháng thì chi bộ phải xem xét và đề nghị công nhận chính thức cho đảng viên trong thời gian là 30 ngày.

Trong thời hạn là 30 ngày làm việc kể từ khi chi bộ có nghị quyết đề nghị công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức thì cấp ủy có thẩm quyền phải xem xét, quyết định; trường hợp đặc biệt có thể gia hạn nhưng đối đa là 30 ngày làm việc.

Nếu đã hết thời hạn theo quy định như trên nhưng không xét công nhận đảng viên chính thức và không có lý do chính đáng thì phải kiểm điểm trách nhiệm trước cấp ủy cấp trên.

Đối với đảng viên dự bị không đáp ứng đầy đủ điều kiện để công nhận là đảng viên chính thức thì đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định xóa tên theo quy định.

Hồ sơ để xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức bao gồm:

– Có giấy chứng nhận đã học lớp bồi dưỡng đảng viên mới

Để được xét công nhận là đảng viên chính thức thì đảng viên dự bị sẽ tham gia lớp bồi dưỡng đảng viên mới do trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp giấy chứng nhận theo quy định.

– Đảng viên dự bị có bản tự kiểm điểm bản thân

Đảng viên dự bị kết thúc thời gian là 12 tháng từ ngày chi bộ kết nạp thì đảng viên dự bị viết bản tự kiểm điểm nêu rõ ưu điểm và khuyết điểm về thực hiện nhiệm vụ đảng viên, các biện pháp để khắc phục những khuyết điểm đó; đề nghị chi bộ xem xét và công nhận đảng viên chính thức.

– Bản nhận xét của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ đảng viên dự bị

Đảng viên được phân công giúp đỡ sẽ viết bản nhận xét về đảng viên dự bị trong đó có nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm, lập trường tư tưởng, lập trường về đảng,…

– Nhận xét của tổ chức đoàn thể với các đảng viên dự bị

Ở chi ủy có đảng viên dự bị sẽ tổng hợp ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể đối với đảng viên dự bị mà người đó là thành viên.

– Có quyết định công nhận đảng viên chính thức của cấp ủy có thẩm quyền, nghị quyết của chi bộ theo quy định

Chi ủy công bố quyết định trong kỳ sinh hoạt chi bộ gần nhất sau khi đã có quyết định của cấp có thẩm quyền về việc công nhận đảng viên chính thức.

Như vậy nếu đảng viên dự bị đủ điều kiện theo quy định và được xét công nhận đảng viên chính thức thì cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên.

Ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi làm việc đối với đảng viên dự bị

Ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể đối với đảng viên dự bị là thành phần phải có trong hồ sơ xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức và gồm các nội thông tin dưới đây:

– Phía trên góc trái của văn bản là thông tin về đảng bộ, chi bộ;

– Phía trên góc phải là ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, dưới đó là ngày tháng năm;

– Tên: TỔNG HỢP Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ NƠI LÀM VIỆC VÀ CHI ỦY NƠI CƯ TRÚ ĐỐI VỚI ĐẢNG VIÊN DỰ BỊ

– Căn cứ ý vào kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể:

Tên tổ chức đoàn thể nơi công tác………, tổng số…..đồng chí; tên chi ủy nơi cứ trú….có…đồng chí.

Tổng hợp các ý kiến nhận xét về đảng viên dự bị như sau:

Những ưu điểm đã đạt được, khuyết điểm còn tồn tại của đảng viên dự bị như đạo đức, lối sống, mức độ hoàn thành công việc được giao,…

Tổng số đồng chí đề nghị chi bộ xét công nhận đảng, đảng viên dự bị….trở thành đảng biên chính thức là…đồng chí; trong đó tổng số….đồng chí được hỏi ý kiến đạt…%; số không tán thành…đồng chí, chiếm…% với lý do…..

-Tiếp đó thay mặt chi ủy bí thư sẽ ký và ghi rõ họ tên.

Như vậy bản tổng hợp ý kiến của tổ chức đoàn thể nơi đảng viên dự bị làm việc cần có đầy đủ những nội dung trên đây.

Trên đây là nội dung bài viết về vấn đề đảng viên dự bị, hồ sơ để xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức và ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể đối với đảng viên dự bị.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi