Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Xử lý hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6525 Lượt xem

Xử lý hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình thế nào?

Tôi đã lập gia đình được hơn 20 năm, tôi và vợ có cuộc sống khá yên ấm, chúng tôi đã có với nhau 3 đứa con, con gái lớn năm nay hơn 18 tuổi, con trai hơn 17 tuổi và đứa nhỏ nhất nay đã 41 tháng tuổi. Xin hỏi Luật sư giờ tôi muốn kiện người đàn ông kia về tội phá hoại hạnh phúc gia đình người khác có được không ? Nếu chúng tôi ly hôn thì trách nhiệm về con cái và tài sản sẽ được giải quyết như thế nào ? Tôi xin chân thành cảm ơn !

 Câu hỏi:

Tôi đã lập gia đình được hơn 20 năm, tôi và vợ có cuộc sống khá yên ấm, chúng tôi đã có với nhau 3 đứa con, con gái lớn năm nay hơn 18 tuổi, con trai hơn 17 tuổi và đứa nhỏ nhất nay đã 41 tháng tuổi. Chúng tôi có một căn nhà cấp 4 diện tích 104 mét vuông, đất do mẹ vợ cho là 2740 mét vuông đất ruộng hiện nay tôi đã cải tạo thành đất ở và chúng tôi có mua thêm được 1021 mét vuông liền kề với đất mẹ vợ cho. Một thời gian sau tôi bất ngờ phát hiện vợ tôi có người đàn ông khác, vợ tôi cũng đã hứa với tôi là sẽ không qua lại với người đàn ông kia nữa nhưng vài tháng sau họ vẫn liên lạc với nhau. Vì nghĩ đến gia đình và các con nên tôi định sẽ bỏ qua cho vợ mình một lần nữa nếu không tôi sẽ ly hôn nhưng vợ tôi không muốn chung sống cùng tôi nữa, về việc ly hôn cũng không có ý kiến gì cả. Tôi có giữ một số tin nhắn và vài cuộc ghi âm của hai người họ. Vậy xin hỏi Luật sư giờ tôi muốn kiện người đàn ông kia về tội phá hoại hạnh phúc gia đình người khác có được không ? Nếu chúng tôi ly hôn thì trách nhiệm về con cái và tài sản sẽ được giải quyết như thế nào ? Tôi xin chân thành cảm ơn !

Trả lời:

Với câu hỏi của anh chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Thứ nhất: Đối với việc khởi kiện:

Căn cứ theo quy định của pháp luật, cụ thể là Bộ Luật hình sự 2015  thì không có tội nào là “tội phá hoại hạnh phúc gia đình người khác”Bộ luật hình sự 2015 chỉ đề cập đến tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng được quy định cụ thể tại Điều 182 Bộ luật hình sự 2015. Cụ thể:

“1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”

Như vậy, theo quy định trên thì người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp điều luật quy định, thì sẽ chịu mức phạt tương ứng.

Cùng với đó, theo quy định tại Điểm a; b; c Khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ – CP có quy định về hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn,thì:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;…”

Căn cứ theo quy định của pháp luật thì với hành vi của người đàn ông kia thì có thể sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 182 Bộ Luật hình sự 2015 và Điểm a; b; c Khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ – CP về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng.

Như vậy, việc anh muốn kiện người kia ra Tòa về tội phá hoại hạnh phúc gia đình người khác là không có căn cứ vì không hề tồn tại tội danh này. Về vấn đề này thì tùy và mức độ vi phạm, mức độ nghiêm trọng của hành vi có thể gây ra, ở đây có thể là việc dẫn đến việc làm hai vợ chồng anh ly hôn mà anh có thể gửi đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý về hành chính hoặc xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo các quy định chúng tôi cung cấp trên đây.

 Xử lý hành vi vi phạm do phá hoại hạnh phúc gia đình ?

Xử lý hành vi vi phạm do phá hoại hạnh phúc gia đình?

Thứ hai: Đối với việc phân chia tài sản và trách nhiệm đối với các con sau khi ly hôn:

Đối với việc phân chia tài sản chung,  nếu hai vợ chồng anh chị ly hôn thì trách nhiệm đối với tài sản và trách nhiệm đối với các con sẽ được giải quyết như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về tài sản chung của vợ và chồng như sau:

“1.Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.”

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Theo quy định trên thì anh chị đã trải qua hơn 20 năm chung sống và đã có được một số lượng tài sản chung bao gồm: một căn nhà cấp 4 diện tích 104 m2, đất do mẹ vợ cho là 2740 m2 đất ruộng hiện nay đã cải tạo thành đất ở và  1021 m2 liền kề với đất mẹ vợ anh cho. Số tài sản này có được là do công sức chung của hai vợ chồng tạo nên và được tặng cho chung từ gia đình nhà vợ.

Do đó, khi có tranh chấp ly hôn giữa hai người thì tài sản đó sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn, cụ thể:

“1.Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của cả hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3.  Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch….

 Như vậy, căn cứ vào những trường hợp cụ thể, chế độ tài sản của vợ và chồng có thể là do luật định hay do thỏa thuận tài mà tài sản chung của hai vợ chồng sẽ được giải quyết dựa trên sự thỏa thuận hay do pháp luật quy định. Theo quy định của pháp luật thì tài sản chung của vợ và chồng sẽ được chia đôi nhưng có tính đến một số yếu tố như: có xem xét đến hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Tài sản chung của vợ, chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch. Do đó, căn cứ theo quy định này thì tài sản chung của anh chị gồm đất và nhà sẽ được chia đôi có dựa trên những tiêu chí như quy định trên.

 –  Thứ ba: Về nghĩa vụ đối với con cái khi ly hôn:

Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn, theo đó:

 “1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

…….

3.  Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Theo quy định này thì sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm nom, chăm sóc, giáo dục con theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Theo đó sẽ tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên và nếu không thỏa thuận được thì sẽ do Tòa án quyết định.

Trong trường hợp của anh chị thì anh chị đã có ba người con. Đối với cô con gái và cậu con trai thứ hai vì đã đáp ứng điều kiện từ đủ 07 tuổi trở lên thì sẽ phải xem xét đến nguyện vọng của hai con. Đứa con thứ ba do đã được 41 tháng tuổi nên việc xét xem ai là người có quyền nuôi sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai vợ chồng, nếu không thể thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

Tóm lại, căn cứ theo quy định của pháp luật thì việc khởi kiện về tội danh anh đã nêu sẽ không có đủ căn cứ xác lập mà hành vi này tùy vào mức độ nghiêm trọng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về hành chính, hình sự. Vấn đề chia tài sản và trách nhiệm chăm sóc nuôi dưỡng các con sẽ căn cứ theo các quy định cua pháp luật mà hai bên sẽ xem xét tiến hành thỏa thuận, khi thỏa thuận không thành thì sẽ được Tòa án giải quyết, phân xử.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi