Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Xin đóng thêm tiền bảo hiểm xã hội để nhận lương cao được không?
  • Thứ hai, 21/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 952 Lượt xem

Xin đóng thêm tiền bảo hiểm xã hội để nhận lương cao được không?

Xin đóng thêm tiền bảo hiểm xã hội để nhận lương cao được không? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp nhé!

Khi tư vấn về chế độ hưu trí của bảo hiểm xã hội, chúng tôi nhận được một số thắc mắc như: Xin đóng thêm tiền bảo hiểm xã hội để nhận lương cao được không? Công ty sửa hợp đồng để nhân viên đóng bảo hiểm xã hội ở mức cao có rủi ro? Làm sao để có lương hưu cao? Để giúp Quý độc giả làm rõ những thắc mắc trên, chúng tôi thực hiện bài viết này. Do đó, Quý vị đừng bỏ qua nội dung bài viết!

Xin đóng thêm tiền bảo hiểm xã hội để nhận lương cao được không?

Theo pháp luật bảo hiểm xã hội thì có thể khái quát công thức tính lương hưu hàng tháng với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ (%) căn cứ theo số năm tham gia BHXH x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội phụ thuộc vào mức lương cụ thể hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội. Chính vì vậy, nhiều người lao động muốn đóng thêm tiền để nhận lương hưu cao. Vậy, Xin đóng thêm tiền bảo hiểm xã hội để nhận lương cao được không?

Theo Khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội thì: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

Hướng dẫn cụ thể cho điều này, khoản 2 Điều 30 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, được sửa đổi bởi Khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/09/2021 có quy định như sau:

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con (sau đây viết tắt là Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH).

Có thể thấy, tiền lương đóng BHXH là những khoản tiền cụ thể được xác định trong hợp đồng lao động, mang tính chất cố định, được chi trả thường xuyên ở mỗi kỳ trả lương.

Như vậy, các bên chỉ được đóng BHXH dựa trên các khoản tiền đã được thỏa thuận cụ thể, rõ ràng trong hợp đồng lao động chứ không được tự ý chọn đóng BHXH với mức lương cao hơn.

Công ty sửa hợp đồng để nhân viên đóng bảo hiểm xã hội ở mức cao có rủi ro?

Trường hợp muốn đóng BHXH ở mức cao, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải sửa hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động mới, trong đó điều chỉnh tăng mức lương đã thỏa thuận. Sau đó, người sử dụng lao động phải tiến hành thủ tục điều chỉnh tiền lương đóng BHXH theo mức lương mới.

Trường hợp đồng ý sửa hợp đồng để người lao động có cơ hội được đóng BHXH ở mức cao hơn, phía công ty có thể gặp phải một số rủi ro sau:

– Người lao động đổi ý không chịu đóng thêm tiên bù cho số tiền đóng BHXH ở mức cao thì công ty sẽ phải bỏ thêm chi phí để đóng BHXH hằng tháng. Bởi nếu không đóng theo mức lương trong hợp đồng, công ty sẽ bị phạt theo điểm b khoản 5 Điều 39 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP ngày 17 tháng 1 năm 2022 của Chính phủ Quy định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau:

5. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

[…] b) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;

Theo đó, công ty sẽ bị phạt từ 12 -15% tổng số tiền BHXH bắt buộc phải đóng nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng (vì mức phạt tại khoản này áp dụng với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo khoản 1 Điều  6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Đồng thời, mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thường được áp dụng để làm đóng các loại bảo hiểm khác như bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Do đó, công ty đối mặt với những quy định xử phạt tương ứng khi đóng không đúng mức quy định các loại quỹ này.

– Trường hợp có xảy ra tranh chấp về tiền lương, chấm dứt hợp đồng lao động, các bên sẽ phải thực hiện theo hợp đồng mới nhất được thỏa thuận. Khi đó, công ty sẽ phải trả lương, bồi thường theo mức mới mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Chính vì những nguyên nhân này mà trên thực tế, có rất ít người sử dụng lao đồng đồng ý thỏa thuận nâng mức lương khi người lao động có nhu cầu đóng BHXH ở mức cao hơn.

Làm sao để có lương hưu cao?

Để có mức lương hưu hàng tháng cao, Quý vị có thể thực hiện một hoặc các cách sau đây:

– Kéo dài thời gian tham gia bảo hiểm xã hội. Bởi tỷ lệ % trong công thức tính lương hưu phụ thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội. Ngoài số năm tương ứng với tỷ lệ luật ấn định tương ứng với 45%, cứ mỗi năm đóng thêm bảo hiểm xã hội được tính cộng thêm 2% và tối đa tỷ lệ có thể lên đến 75%.

– Tăng lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng thỏa thuận với người sử dụng lao động, có thể làm thêm việc, kiêm nhiệm,… để nhận thêm lương.

– Đóng thêm bảo hiểm xã hội tự nguyện. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là 22% x mức thu nhập lựa chọn và có thể điều chỉnh được. Mức thu nhập này cũng được tính cùng với mức lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để xác định lương hưu. Căn cứ vào khả năng kinh tế của bản thân, nếu muốn làm gia tăng mức lương hưu, Quý vị có thể lựa chọn mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cao.

– Hạn chế trường hợp về hưu trước tuổi bị giảm trừ tỷ lệ % hưởng lương hưu. Không phải trường hợp nào về hưu trước tuổi cũng bị trừ tỷ lệ này.

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi liên quan đến vấn đề Xin đóng thêm tiền bảo hiểm xã hội để nhận lương cao được không? Quý độc giả còn những băn khoăn liên quan đến nội dung bài viết đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng và chính xác. Trân trọng!

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi