Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Web đen là gì? Truy cập vào web đen có vi phạm pháp luật?
  • Thứ tư, 30/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6377 Lượt xem

Web đen là gì? Truy cập vào web đen có vi phạm pháp luật?

Web đen là những trang web bí ẩn và rùng rợn, chứa nội dung độc hại được lan truyền trên internet mà phải dùng những công cụ đặc biệt mới truy cập được. 

Với sự phát triển của công nghệ hiện nay thì việc truy cập các trang mạng xã hội và các trang web ngày càng phổ biến. Vậy Web đen là gì? Trong nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết hơn.

Web đen là gì?

Web đen là những trang web bí ẩn và rùng rợn, chứa nội dung độc hại được lan truyền trên internet mà phải dùng những công cụ đặc biệt mới truy cập được. 

Đây là khái niệm chưa quá phổ biến ở Việt Nam vì việc truy cập vào phải có những công cụ đặc biệt. 

Ngoài ra Web đen còn được hiểu theo nghĩa là web 18+, trên đó toàn là những hình ảnh, video đồi trụy về xu hướng tình dục. Hiện nay ở Việt Nam thường hiểu khái niệm web đen theo nghĩa này.

Hiện tại hầu hết những nhà mạng ở Việt Nam đều đã chặn nhiều trang web đen khiêu dâm phổ biến nhất, người dùng không thể truy cập một cách bình thường được.

Lý do web đen lại bị chặn là bởi vì chính phủ muốn quản lý những nội dung như này chặt chẽ hơn, hợp với thuần phong mỹ tục. Để tạo ra một môi trường mạng tốt hơn cho người dùng, đặc biệt là đối với những đối tượng vị thành niên truy cập vào những trang web người lớn.

Truy cập web đen thường sẽ rất dễ bị dính virus, ảnh hưởng đến thông tin bảo mật thiết bị người dùng. Rất nhiều người đã mất tài khoản Facebook, Gmail, tài khoản ngân hàng chỉ vì tò mò tìm tới web đen.

Nhiều trang web đen đánh đúng vào tâm lý tò mò của người dùng, tạo nên đường link với nội dung hấp dẫn và cuối cùng chỉ vì một cú click mà phải đau đầu bởi virus.

Truy cập vào web đen có vi phạm pháp luật?

Hiện nay pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể về hành vi truy cập vào trang web đen, nhưng chia sẻ trang web đen sẽ được xem như là một trong các hình thức truyền bá văn hóa phẩm có nội dung khiêu dâm, đồi trụy.

Tùy theo mức độ vi phạm, hành vi chia sẻ web đen sẽ bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chia sẻ web đen phạt bao nhiêu tiền?

Chúng ta đã hiểu được Web đen là gì? qua nội dung đã phân tích ở trên. Trường hợp chia sẻ web đen phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 102. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

b) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin, dịch vụ có nội dung đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc; dâm ô, đồi trụy, mê tín dị đoan, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Như vậy đối với trường hợp chia sẻ trang web đen nếu chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Chia sẻ web đen có bị phạt tù không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 326 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy như sau:

Điều 326. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB);
b) Ảnh có số lượng từ 100 ảnh đến dưới 200 ảnh;

c) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 50 đơn vị đến dưới 100 đơn vị;
d) Phổ biến cho từ 10 người đến 20 người;

đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 05 gigabyte (GB) đến dưới 10 gigabyte (GB);
c) Ảnh có số lượng từ 200 ảnh đến dưới 500 ảnh;

d) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 100 đơn vị đến dưới 200 đơn vị;

đ) Phổ biến cho từ 21 người đến 100 người;

e) Phổ biến cho người dưới 18 tuổi;

g) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng 10 gigabyte (GB) trở lên;

b) Ảnh có số lượng 500 ảnh trở lên;

c) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng 200 đơn vị trở lên;
d) Phổ biến cho 101 người trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo quy định tại Nghị định 178/2004/NĐ-CP thì đồi trụy là sự thể hiện bằng hành động, bằng hình ảnh, bằng âm thanh lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng đến mức tồi tệ về đạo đức, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

Bên cạnh đó có thể thấy ở Việt Nam nếu xét về thuần phong mĩ tục và ảnh hưởng của các loại văn hóa phẩm đồi trụy như web đen thì sẽ ảnh hưởng tới đạo đức và lối sống của người dân đặc biệt là giới trẻ hiện nay. 

Như vậy theo quy định như trên đối với trường hợp chia sẻ trang web đen tùy vào hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về vấn đề Web đen là gì? mong rằng đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin hữu ích.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi