Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình Ví dụ về tài sản riêng của vợ chồng
  • Thứ ba, 07/03/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1637 Lượt xem

Ví dụ về tài sản riêng của vợ chồng

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ đem đến cho Quý độc giả một số Ví dụ về tài sản riêng của vợ chồng. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo.

Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung. Vậy tài sản nào được xác định là tài sản riêng của vợ, chồng? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết Ví dụ về tài sản riêng của vợ chồng này nhé!

Tài sản riêng của vợ, chồng là gì?

Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau:

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Theo quy định trên, có thể định nghĩa tài sản riêng của vợ, chồng theo biện pháp liệt kê, gồm các tài sản:

– Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;

– Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;

– Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 – của Luật Hôn nhân và gia đình

– Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng

– Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng

– Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật được giải thích theo Điều 11, Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình như sau:

1. Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

2. Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

3. Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

Ví dụ về tài sản riêng của vợ, chồng

Để giúp Quý vị xác định được tài sản riêng của vợ, chồng trên thực tế, chúng tôi chia sẻ một số Ví dụ về tài sản riêng của vợ chồng:

Thứ nhất: Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn

Ví dụ: Anh A mua xe máy Honda Sh mode mang biển số 30K1-XXXXX vào ngày 15/2/2023 và đã làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu chiếc xe tại cơ quan có thẩm quyền. Ngày 1/3/2023, anh A đăng ký kết hôn với chị B và được UBND phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật. Chiếc xe máy mà anh A đã mua là tài sản anh A có trước khi kết hôn, theo đó được xác định là tài sản riêng của anh A.

Thứ hai: Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân

Ví dụ: Anh M và chị H kết hôn năm 2020. Năm 2021, bà L – mẹ chị H mất do tai nạn giao thông. Bà L mất không để lại di chúc nên di sản của bà là căn nhà tại phường Cống Vị, quận Ba Đình, TP.Hà Nội được chia theo quy định pháp luật. Vì không có những người thừa kế khác, chị H là người thừa kế duy nhất của bà L. Căn nhà chị H thừa kế khi đó là tài sản riêng của chị H do chị H thừa kế riêng trong thười kỳ hôn nhân.

Thứ ba: Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 – của Luật Hôn nhân và gia đình

Theo khoản 1 Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình thì Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Ví dụ: Do lợi nhuận khá từ hoạt động kinh doanh, anh T và chị Q góp tiền mua chung một mảnh đất vào năm thứ hai sau khi kết hôn – năm 2019. Theo quy định pháp luật, tài sản này được xác định là tài sản chung của hai vợ chồng. Năm 2021, hai vợ chồng anh T và chị Q làm thủ tục thỏa thuận phân chia một số tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, trong đó có mảnh đất trên tại một văn phòng công chứng nơi có đất. Theo thỏa thuận, mảnh đất được chia cho chị Q, các tài sản khác được chia cho anh T. Trường hợp này, mảnh đất được xác định là tài sản riêng của chị Q, các tài sản chung đã chia cho anh T theo thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản riêng của anh T.

Thứ tư: Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng

Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình theo Khoản 20 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình.

Ví dụ: Anh K và chị D là vợ chồng hợp pháp thì đồ dùng trang điểm, trang sức của chị D được pháp luật công nhận là tài sản riêng của vợ; đồng hồ, dây chuyền (nếu có) của anh K cũng được công nhận là tài sản riêng của chồng.

Thứ năm: Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng

Ví dụ: Anh S và chị Y kết hôn vào năm 2020. Năm 2021, bố mẹ chị Y bán nhà cho riêng chị Y 5 tỷ, chị Y gửi số tiền này vào tài khoản tại ngân hàng Vietcombank. Số tiền 5 tỷ này là tài sản được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân và được xác định là tài sản riêng của chị Y. Năm 2023, chị Y mua căn hộ chung cư với số tiền 4,5 tỷ. Căn hộ chung cư này được xác định là tài sản riêng của chị Y do nó được hình thành từ tài sản riêng của chị Y.

Thứ sáu: Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng

Ví dụ: Anh T là một người yêu thích việc viết sách, anh đã sáng tác được nhiều tác phẩm hay. Theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ, anh A là tác giả của những tác phẩm này. Quyền sở hữu trí tuệ trong trường hợp này – quyền tác giả đối với những tác phẩm là tài sản riêng của anh A.

Qua những chia sẻ trên đây của chúng tôi về Ví dụ về tài sản riêng của vợ chồng, Quý vị hẳn đã có cho mình những thông tin hữu ích trong việc xác định tài sản riêng, tài sản chung của vợ, chồng. Trường hợp cần tư vấn, giải đáp thắc mắc có liên quan, Quý vị đừng ngần ngại liên hệ chúng tôi qua Tổng đài 1900 6557.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thuận tình ly hôn có cần phải hòa giải tại Tòa án không?

Việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân...

Vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng. Vì vậy dù vợ chồng thuận tình ly hôn, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn hai vợ chồng cũng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho luật sư của...

Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hợp đồng hôn nhân là các thỏa thuận liên quan đến mối quan hệ hôn nhân, bao gồm việc kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như việc đảm bảo cấp dưỡng và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con...

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không?

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết sau...

Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không?

Sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi