Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình Cấp dưỡng là gì? Mức cấp dưỡng như thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình |
  • 2243 Lượt xem

Cấp dưỡng là gì? Mức cấp dưỡng như thế nào?

Hiện nay với tình hình phát triển của xã hội và những tiến bộ trong suy nghĩ đã mang tới nhiều tích cực trong hôn nhân ở xã hội hiện nay. Bên cạnh đó, những suy nghĩ tiến bộ đôi khi cũng mang lại tiêu cực vì số vụ ly hôn ngày càng gia tăng và thời kỳ hôn nhân của mỗi cặp đôi dường như không còn đi tới “đầu bạc răng long” như quan niệm của ông cha ta ngày xưa nữa.

Ly hôn, ngoài việc làm chấm dứt quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ thì còn làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của họ đối với  các thành viên còn lại trong gia đình. Nghĩa vụ thường thấy nhất ở các cặp đôi khi ly hôn nhưng trước đó đã có con chính là nghĩa vụ cấp dưỡng. Vậy Cấp dưỡng là gì?, nghĩa vụ cũng như các trường hợp phải cấp dưỡng theo quy định của pháp luật như thế nào? Để giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về Cấp dưỡng là gì?, chúng tôi xin gửi quý vị thông tin vô cùng hữu ích qua bài viết sau:

Cấp dưỡng là gì?

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này theo khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Theo quy định trên có thể hiểu, câp dưỡng chính là một nghĩa vụ của một bên đối với một bên. Hai bên chủ thể phải không sống chung và giữa họ có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Nghĩa vụ này đòi hỏi chủ thể cấp dưỡng phải đóng góp tiền hoặc tài sản khác nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của bên còn lại. Đồng thời bên chủ thể nhận cấp dưỡng phải là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để nuôi dưỡng mình hoặc là người khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu tối thiểu, những nhu cầu về sinh hoạt thông thường như thức ăn, quần áo, chỗ ở, học tập, kham-chữa bệnh và các nhu cầu sinh hoạt thông thường khác của một người bình thường để họ có thể sống được.

Đặc trưng nhất của nghĩa vụ cấp dưỡng chính là không thể được thay thế bằng nghĩa vụ khác,cũng như không thể chuyển giao cho người khác. Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng thì phải nghiêm túc thực hiện theo đúng nghĩa vụ mà mình phải làm, không được thay thế bằng nghĩa vụ khác và càng không được phép chuyển giao nghĩa vụ này cho người khác thực hiện hộ.

Nghĩa vụ cấp dưỡng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định sẽ được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô,dì,chú, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng.

Mức cấp dưỡng như thế nào?

Về mức cấp dưỡng sẽ do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng  hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận với nhau. Thỏa thuận về mức cấp dưỡng sẽ căn cứ vào thu nhập cũng như khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người được cấp dưỡng.

Tuy nhiên, nếu không thể đi tới thỏa thuận về mức cấp dưỡng, họ có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Vì mức cấp dưỡng được căn cứ theo điều kiện thực tế của các chủ thể nên khi có lý do chính đáng thì mức cấp dưỡng có thể thay đổi sao cho nghĩa vụ đó vẫn duy trì và hài hòa lợi ích giữa các bên.

Việc cấp dưỡng có thể thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần duy nhất tùy vào thỏa thuận của các bên. Bên cạnh đó, các bên còn có thể được quyền thỏa thuận về thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thìyêu cầu Tòa án giải quyết.

Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ được quy định trong pháp luật và đương nhiên có những biện pháp xử lý, cưỡng chế khi vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng. Cụ thể như sau:

+ Về trách nhiệm dân sự: Tòa án có trách nhiệm buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nếu người đó không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ hoặc trốn tránh nghĩa vụ khi có yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.

+ Về xử lý vi phạm hành chính: Theo quy định tại Điều 54 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật.

2. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.”

+ Về trách nhiệm hình sự: Nếu có vi phạm nghiêm trọng về nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc đã bị xử phạt hành chính mà vẫn vi phạm thì có thể bị xử phạt hình sự. Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:

Điều 186. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Có thể thấy, nghĩa vụ cấp dưỡng thể hiện rõ được tính nhân đạo và truyền thống tốt đẹp từ xa xưa của dân tộc về tình cảm gia đình. Tuy là một quy định pháp luật bắt nguồn từ truyền thống nhưng hiện nay, pháp luật đã có những quy định về cấp dưỡng hết sức rõ ràng và chặt chẽ với thực tiễn đời sống về Cấp dưỡng là gì? cũng như các vấn đề liên quan tới cấp dưỡng.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Cấp dưỡng là gì?. Nếu Quý khách còn thắc mắc về vấn đề trên hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến Công ty Luật Hoàng Phi theo số tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6557.

Xin trân trọng cảm ơn!

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thuận tình ly hôn có cần phải hòa giải tại Tòa án không?

Việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân...

Vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng. Vì vậy dù vợ chồng thuận tình ly hôn, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn hai vợ chồng cũng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho luật sư của...

Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hợp đồng hôn nhân là các thỏa thuận liên quan đến mối quan hệ hôn nhân, bao gồm việc kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như việc đảm bảo cấp dưỡng và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con...

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không?

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết sau...

Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không?

Sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi