Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Ví dụ về hành vi xâm phạm quyền liên quan
  • Thứ năm, 22/09/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1701 Lượt xem

Ví dụ về hành vi xâm phạm quyền liên quan

Những hành vi xâm phạm quyền liên quan là hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân và quyền tài sản của chủ sở hữu. Ví dụ về hành vi xâm phạm quyền liên quan

Hiện nay, có rất nhiều hành vi vi phạm quyền liên quan của tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất cũng như người biểu diễn không biết hết được quyền và nghĩa vụ hợp pháp của họ có bị xâm phạm hay không? Bài viết này Luật Hoàng Phi sẽ làm rõ điều đó và nếu nên ví dụ về hành vi xâm phạm quyền liên quan

>>>>> Tìm hiểu thêm: Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả

Hành vi xâm phạm quyền liên quan

Quyền liên quan đến quyền tác giả (gọi tắt là quyền liên quan) là quyền của tổ chức tập thể, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, đoạn ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh phát chương trình mà đã được mã hóa.

Những hành vi xâm phạm quyền liên quan là hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân và quyền tài sản của chủ sở hữu quyền liên quan. Cụ thể, dưới đây là các trường hợp được xem là hành vi được xem là hành vi xâm phạm quyền liên quan.

+ Chiếm đoạt quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, của người biểu diễn, tổ chức phát sóng.

+ Mạo danh danh tính của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.

+ Không được sự cho phép của tổ chức sở hữu mà công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.

+ Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc biểu diễn gây phương hại đến lợi ích, danh dự và uy tín của mọi người trong tổ chức đó.

+ Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được hoàn tất, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của những người trong tổ chức.

+ Lạm dụng hình thức điện tử dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.

+ Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu hóa các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền liên quan, tổ chức thực hiện để bảo vệ quyền liên quan của riêng mình.

+ Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi có cơ sở để biết thiết bị đó giải mã trái phép ở một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

+ Không được phép của người phân phối hợp pháp mà cố ý thu hoặc tiếp tục phân phối một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa khi tín hiệu đã được giải mã.

Vậy các bạn đã hiểu qua về các hành vi và dưới đấy Luật Hoàng Phi sẽ lấy ví dụ về hành vi xâm phạm quyền liên quan để các bạn hiểu hơn nhé.

Ví dụ về hành vi xâm phạm quyền liên quan

– Các trang web phát sóng lại các trận đấu thể thao trên toàn thế giới (Ngoại hạng Anh, Laliga, WCup…)

– Nhạc sĩ Trần Thanh Tùng bị lừa bởi một nhóm người xưng là đại diện một công ty có chức năng cung cấp dịch vụ truyền thông. Mời ký hợp đồng ủy quyền khai thác trên nền tảng số về 3 tác phẩm của ông, hứa hẹn không ảnh hưởng tới hợp đồng ủy quyền trước đó với Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam. 

Tuy nhiên, sau khi ủy quyền hai tháng theo thỏa thuận nhóm người này lại không gửi lại hợp đồng cho nhạc sĩ. Nhạc sĩ không liên lạc được cho bên họ, tìm đến địa chỉ thì được nhóm người đưa lại cho ông bản hợp đồng đã bị thay đổi nội dung về ủy quyền khai thác tuyển tập tác phẩm, không có tên tác giả nhạc và lời, không có đóng dấu và dấu giáp lai giữa các trang…

– Ở trường hợp khác, nhạc sĩ Minh Châu đã rất bất ngờ khi hàng chục video ca khúc mình thuộc chủ sở hữu lại được đăng tải trên nền tảng mạng xã hội bị cảnh báo là vi phạm bản quyền. Nhiều nhạc sĩ, nghệ sĩ khác cũng đã bị tình trạng được báo vi phạm quyền tác giả âm nhạc trên nền tảng số và cũng không thể tìm ra người tố mình. 

Bên cạnh đó, nhiều ca sĩ vẫn thiếu ý thức thực thi quyền tác giả âm nhạc, ngang nhiên hát lại tác phẩm mà không xin phép chủ sở hữu, trả phí bản quyền. Điển hình là ca khúc “Hoa nở không màu” của nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường có nhiều ca sĩ hát, đăng trên các trang nhạc trực tuyến, điều đó sẽ khiến tác giả bức xúc và cảm thấy không được tôn trọng.

Trên đây là vài ví dụ về hành vi xâm phạm quyền liên quan. Chúng phải bị xử lý và đưa ra pháp luật như thế nào mới đúng nhất?

Hình thức xử phạt hành vi xâm phạm quyền liên quan- Luật Hoàng Phi

Phạt tiền đối với hành vi xâm phạm quyền liên quan như sau:

+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không nêu tên thật, bút danh tác giả, nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, không nêu tên tác phẩm trên bản sao, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng hóa mà không được phép của chủ sở hữu, quyền liên quan;

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ hàng hóa được sản xuất mà không chấp thuận của chủ thể, chủ sở hữu.

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý cắt ghép, chỉnh sửa gây tổn hại đến lợi ích, danh dự và uy tín của tác giả.

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc, bêu rao ý xấu tác phẩm gây phương hại đến lợi ích, danh dự và uy tín của tác giả.

Bạn còn gì thắc mắc? Bạn còn nỗi băn khoăn và chưa hiểu hết vấn đề? Vậy hãy liên hệ Luật Hoàng Phi để được giải quyết. Với chủ đề “ví dụ về hành vi xâm phạm quyền liên quan được viết ra với mong muốn vấn đề của bạn được giải quyết và giúp bạn tránh được những mối nguy hiểm và không để dễ dàng bị lừa.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi