Phân tích Điều 661 Bộ luật dân sự 2015
Điều 661 Bộ luật dân sự 2015 quy định về vấn đề hạn chế phân chia di sản như thế nào, quý độc giả cùng theo dõi nội dung bài viết sau đây để hiểu được rõ hơn.
Nội dung Điều 661 Bộ luật dân sự 2015 gồm những gì?
Điều 661. Hạn chế phân chia di sản
Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.
Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.
Phân tích nội dung Điều 661 Bộ luật dân sự 2015
Điều luật trên một mặt tôn trọng ý chí của người để lại di sản, mặt khác, nhằm đảm bảo sự ổn định cuộc sống của người thừa kế trong một số trường hợp nhất định. Mặc dù quy định trên không quy định rõ, nhưng cần phải hiểu việc hạn chế phân chia tài sản được áp dụng đối với cả việc phân chia di sản theo di chúc cũng như với việc phân chia di sản theo pháp luật. Theo quy định tại Điều 661 BLDS năm 2015 thì di sản sẽ bị hạn chế phân chia trong những trường hợp sau đây:
– Theo ý chí của người lập di chúc, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định hoặc khi sự kiện đã được người lập di chúc xác định trong di chúc thì khi hết thời hạn đó hoặc khi sự kiện đó xuất hiện thì di chúc mới được phân chia cho những người thừa kế. Chẳng hạn, ông A có vợ là bà B, và ba con là C, D, E trước khi chết ông A để lại di chúc và trong đó phân chia di sản cho những người thừa kế. Trong di chúc ông đã xác định rõ di sản chỉ được phân chia khi con út của ông bà tròn 18 tuổi, thì mặc dù di chúc của ông A đã có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm ông A chết nhưng di sản của ông A chỉ được phân chia khi E tròn 18 tuổi.
– Việc chia di sản ảnh hưởng nghiệm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc bên chồng còn sống và gia đình. Trong trường hợp này người thừa kế yêu cầu chia di sản mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người vợ hoặc người chồng còn sống của người để lại di sản và của gia đình thì vợ (hoặc chồng) của người để lại di sản có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà người thừa kế được hưởng mà chưa cho chia di sản trong một thời gian nhất định (không quá 03 năm kể từ thời điểm mở thừa kế). Khi hết thời hạn do Tòa án xác định hoặc vợ, chồng của người để lại di sản đã kết hôn với người khác thì người thừa kế khác có quyền yêu cầu Tòa án cho chia di sản thừa kế. Đây là trường hợp áp dụng khi người để lại di sản không lập di chúc hoặc có lập di chúc nhưng người lập di chúc không thể hiện ý chí về thời hạn phân chia di sản. So với BLDS năm 2005, Điều luật trên bổ sung thêm: Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm. Việc bổ sung này nhằm tăng thêm thời gian ổn định cuộc sống cho bên vợ hoặc chồng trước khi phân chia di sản.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Những sự cố môi trường xảy ra do yếu tố thiên nhiên như cháy rừng do sét đánh, đất nông nghiệp bị ngập mặn do sóng thần gây ra... thường là những sự cố gây ô nhiễm môi trường nghiêm...
Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa...
Tư vấn về thỏa thuận mở rộng lối đi chung
Trước đây đất nhà tôi có dành cho 4 hộ gia đình khác một lối đi riêng. Chuẩn bị thời gian tới xã tôi có xây dựng nông thôn mới và có dự định mở rộng lối đi đó. Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp khi mở rộng lối đi đó thì tôi có quyền không cho hoặc thương lượng về quyền lợi của tôi hay...
Trốn nợ có bị đi tù hoặc bị truy nã không?
Trong quan hệ dân sự, bên vay có nghĩa vụ phải thanh toán nợ theo thỏa thuận. Vậy trốn nợ có bị đi tù hoặc bị truy nã...
Bị bạo hành gia đình phải làm sao?
Bạo hành gia đình để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em. Vậy bị bạo hành gia đình phải làm...
Xem thêm