Trang chủ Ví dụ về Bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp
  • Thứ tư, 24/05/2023 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 1661 Lượt xem

Ví dụ về Bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp

Trong bài viết này chúng tôi xin đưa ra những cái nhìn sơ bộ về kiểu dáng công nghiệp đồng thời cũng nêu ra ví dụ về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp để khách hàng tham khảo.

Chắc hẳn các bạn đã từng nghe đến thuật ngữ “kiểu dáng công nghiệp” hay “bảo hộ kiểu dáng công nghiệp” nhưng lại không hình dung ra kiểu dáng công nghiệp cụ thể là gì? Tại sao phải bảo hộ kiểu dáng công nghiệp? Trong bài viết này chúng tôi xin đưa ra những cái nhìn sơ bộ về kiểu dáng công nghiệp đồng thời cũng nêu ra Ví dụ về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Theo quy định tại khoản 13 điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009: “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện dưới dạng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.”

Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, bao gói sản phẩm, nhãn sản phẩm… thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông một cách độc lập

Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Để đăng ký kiểu dáng công nghiệp, kiểu dáng phải đáp ứng cả 3 điều kiện bao gồm:

(i) Tính mới. Tính mới được hiểu là kiểu dáng công nghiệp cần đăng ký khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản, hình ảnh hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.

(ii) Trình độ sáng tạo. Kiểu dáng được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

(iii) Khả năng áp dụng trong công nghiệp. Kiểu dáng được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Trên đây là những phân tích về điều kiện bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp. Một kiểu dáng công nghiệp nếu đáp ứng đủ ba điều kiện nên trên thì sẽ được chấp thuận bảo hộ.

Ví dụ về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Để khách hàng dễ hiểu, chúng tôi xin lấy ví dụ về 1 kiểu dáng công nghiệp như sau:

Kiểu dáng công nghiệp Hộp đựng sản phẩm. Khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp Hộp đựng sản phẩm, Quý khách sẽ được bảo hộ những đường nét, màu sắc, hình ảnh thể hiện trên hộp đựng.

Kiểu dáng công nghiệp Chai (lọ). Quý khách sẽ được bảo hộ hình khối tạo nên cái chai (lọ).

Ví dụ về tính mới của kiểu dáng công nghiệp

 Tính mới là một trong ba điều kiện bắt buộc để đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Để có cái nhìn rõ hơn về tính mới kiểu dáng công nghiệp, chúng tôi xin nêu ra ví dụ sau.

Ví dụ: Tính mới kiểu dáng công nghiệp xe ô tô (hình dáng bên ngoài).

Kiểu dáng công nghiệp xe ô tô được coi là có tính mới khi mà kiểu dáng công nghiệp này chưa từng được công bố hoặc sử dụng ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Theo đó, cách đánh giá một kiểu dáng công nghiệp có được coi là có tính mới hay không thì cần tiến hành so sánh tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp cần đăng ký với tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp trùng lặp/tương tự gần nhất dùng làm kiểu dáng công nghiệp đối chứng tìm được trong quá trình tra cứu thông tin.

Luật Hoàng Phi với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn và tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Chúng tôi xin cam kết sẽ giải đáp mọi vướng mắc và giải quyết nhanh nhất các vấn đề của quý khách, mọi thắc mắc liên quan đến đăng ký kiểu dáng công nghiệp hay những điều kiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp, quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin sau:

Chi tiết liên hệ: Đại diện sở hữu trí tuệ

Điện thoại: 0981.378.999 – Email: lienhe@luathoangphi.vn

Văn phòng giao dịch tại Hà Nội: Phòng 301, Tòa nhà F4, số 112 phố Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Văn phòng giao dịch tại Hồ Chí Minh: Phòng 12.16 tầng 12 Block A tòa nhà Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Đánh giá bài viết:
5/5 - (9 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Đăng ký thương hiệu tỏi đen

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu tỏi đen, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi nội...

Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây

Khi Thương hiệu đã được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu về tai nghe không dây được độc quyền sử dụng thương hiệu đó, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với thương...

Đăng ký thương hiệu trà bí đao

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký thương hiệu trà bí đao. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội...

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi