Vay nợ không có khả năng thanh toán có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 1900 6557 của Công ty Luật Hoàng Phi nhận được rất nhiều thắc mắc về việc vay tiền không có khả năng thanh toán có bị truy cứu trách nhiệm hình sự, Luật sư của chúng tôi sẽ tư vấn để khách hàng tham khảo.
Câu hỏi:
Kính gửi TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT 1900 6557 – Mong Luật sư giải đáp cho tôi câu hỏi sau:
Để có vốn kinh doanh, tôi có mượn của anh Nguyễn V.H (là bạn thân của tôi) số tiền là 500.000.000 VND với thời hạn vay là 2 năm. Tháng 04 năm nay là đến thời hạn trả nợ nhưng do việc kinh doanh của tôi gặp nhiều khó khăn và theo tính toán của tôi, tôi không thể trả được khoản tiền này khi đến hạn thanh toán, tôi nghe một số người bạn nói trong trường hợp không thanh toán được số tiền trên cho bạn tôi, tôi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Luật sư có thể tư vấn cho tôi, theo quy định của pháp luật việc tôi không trả được tiền cho bạn tôi, tôi có bị đi tù không?
Trả lời:
Chào bạn, với câu hỏi nêu trên của bạn TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 1900 6557 tư vấn như sau:
“1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Tái phạm nguy hiểm. […]”.
Như bạn đã trình bày, bạn có vay của anh Nguyễn V.H với số tiền là 500.000.000 VNĐ. Nay đã đến thời hạn trả nợ nhưng công việc kinh doanh của bạn gặp nhiều khó khăn, khiến bạn không thể trả nợ đúng hạn cho anh H. Ở đây có hai khía cạnh chúng tôi phân tích rõ để bạn hiểu như sau:
Thứ nhất: Hiện tại, bạn có được tài sản 500.000.000 VNĐ hợp pháp thông qua hợp đồng vay tài sản hoặc bằng hình thức thỏa thuận miệng với anh H (ở đây, bạn không nói rõ sự việc vay tiền này có lập thành văn bản hay không?). Nếu do khó khăn về kinh tế mà bạn không trả nợ được cho anh H và đồng thời với đó, có dấu hiệu trốn chạy khỏi nơi cư trú hoặc không muốn trả nợ như anh H gọi điện không nghe máy, đến nhà thì cố tình lẩn tránh…thì đương nhiên, hành vi này đã thỏa mãn cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 175 BLHS 2015.
Thứ hai: Ngược lại, nếu bạn không sử dụng tiền vay vào kinh doanh bất hợp pháp, không có dấu hiệu trốn chạy khỏi nơi cư trú, vẫn xác nhận sự việc vay nợ với anh Nguyễn V.H, thể hiện thiện chí để trả nợ thì bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà lúc này bạn chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015.
Căn cứ vào quy định nêu trên, trong trường hợp khi đến hạn thanh toán số tiền 500.000.000 VNĐ cho anh H mà bạn không có khả năng trả số tiền này, tức bạn đã vi phạm nghĩa vụ trả tiền theo quy định của BLDS 2015. Như vậy anh H hoàn toàn có thể khởi kiện bạn ra tòa án nhân dân quận, huyện nơi bạn cư trú để được yêu cầu giải quyết.
Như vậy, Việc bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không là phụ thuộc vào hành động của bạn vào thời điểm hiện tại. Chắc hẳn, với sự phân tích ở trên, bạn hoàn toàn có thể hiểu và tự điều chỉnh hành vi cũng như suy nghĩ của mình cho phù hợp. Cách giải quyết phù hợp nhất trong tình huống này là bạn nên thỏa thuận lại với anh Nguyễn V.H, gia hạn cho mình thêm một thời hạn nữa đủ để bạn có thể trả được khoản nợ trên, bạn có thể trả thành từng đợt chứ không nhất thiết phải trả một lần nếu anh H đồng ý.
CẦN LÀM GÌ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT QUA TỔNG ĐÀI 1900 6557?
Để được các chuyên viên và luật sư của chúng tôi tư vấn các vấn đề liên quan đến việc mượn tiền không trả sẽ bị xử lý như thế nào, khách hàng chỉ cần thực hiện một thao tác nhỏ là nhấc máy điện thoại và gọi tới SỐ: 1900 6557 , sau đó làm theo hướng dẫn theo lời chào trong Tổng đài.
Lưu ý:
– Khách hàng có thể dùng điện thoại cố định hoặc di động và KHÔNG cần nhập mã vùng điện thoại khi gọi tới Tổng đài 1900 6557
– Thời gian làm việc của Tổng đài tư vấn: 1900 6557 bắt đầu từ 8h sáng đến 9h tối tất cả các ngày trong tuần.
VÌ SAO BẠN NÊN GỌI TỚI TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900 6557 ?
Không phải lúc nào bạn cũng có thể đến trực tiếp văn phòng luật sư hoặc công ty Luật để được các Luật sư tư vấn. Ngoài ra, ranh giới mong manh giữa trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự rất gần nhau, chỉ 1 sơ xuất nhỏ có thể bạn sẽ phải trả giá rất đắt. Do đó, giải pháp lựa chọn việc gọi điện tới TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 1900 6557 sẽ phù hợp với khách hàng khi cần được Luật sư của chúng tôi tư vấn kịp thời. TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 1900 6557 của chúng tôi hoạt động 24/24 nên quý khách hàng có thể kết nối bất cứ lúc nào. Các chuyên viên tư vấn của chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn pháp luật hình sự và cam kết mang lại cho khách hàng sự hài lòng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Quý vị vui lòng tham khảo mục Tư vấn luật hình sự về những nội dung có liên quan đến bài viết trên như sau:
Lừa bạn vay tiền bị xử lý như thế nào?
Ngày 25/7/2018, bạn tôi có hỏi vay 25 triệu đồng để chữa bệnh cho bố vì bố bị ung thư nặng lắm rồi. Và hứa sẽ trả vào tháng 10 khi thu xếp được và trả lãi nữa. Sau đó tôi đã cho bạn tôi vay. Nhưng mãi cho đến nay đã được 5 tháng người bạn đó vẫn chưa trả tôi và khất lần mãi. Gần đây thì mất liên lạc hẳn. Hỏi ra mới biết người bạn đó vay tiền để chơi lô đề. Xin hỏi luật sư làm thế nào tôi có thể lấy lại được tiền và người bạn đó phải chịu tội gì?
Trả lời:
Về câu hỏi của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:
Tùy vào tình tiết cụ thể của vụ việc mà bạn của bạn phải chịu trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự khác nhau
Thứ nhất: Về trách nhiệm dân sự:
Bạn có nêu mục đích vay tiền của bạn của bạn là để chữa bệnh, nhưng trên thực tế vay tiền để chơi lô đề, bạn của bạn vi phạm về mục đích hợp đồng vay tài sản hai bên đã thỏa thuận. Mặt khác, số tiền không được trả đúng hạn, vì đã quá hạn 5 tháng mà bạn của bạn không thanh toán được cả gốc và lãi. Do đó, để bảo vệ quyền lợi của mình bạn có thể khởi kiện ra tòa án căn cứ theo khoản 3 điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 để có thể đòi lại được khoản tiền mà bạn cho vay cộng với lãi suất và nếu có thiệt hại xảy ra thì có thể cả bồi thường thiệt hại. Cụ thể là gửi đơn khởi kiện lên Tòa án cấp huyện nơi mà bạn của bạn cư trú.
Thứ hai: Về trách nhiệm hình sự:
Trách nhiệm này đặt ra bởi mục đích vay tiền và mục đích sử dụng số tiền trên thực tế là khác nhau, bạn của bạn có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản (mất liên lạc) và giá trị tài sản trong trường hợp này là 25.000.000 đồng. Do đó, sẽ có hai trường hợp phạm tội như sau:
– Hành vi của bạn của bạn là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản (theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015) nếu như bạn của bạn ngay từ đầu đã có ý định lừa bạn, với thủ đoạn gian dối là bảo với bạn rằng bố bị bệnh nên cần tiền để chữa bệnh, nhưng trên thực tế bố bạn của bạn không bị bệnh;
– Hành vi của bạn của bạn là hành vi lạm dụng tín nhiệm nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 Bộ luật dân sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017) nếu như sau khi có được tài sản thông qua hợp đồng vay và:
+ Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; hoặc
+ Đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp (chơi lô đề) dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Tùy theo tính chất cũng như mức độ của hành vi phạm tội mà bạn của bạn sẽ bị xử theo khung hình phạt tương ứng. Để bảo vệ quyền lợi của mình bạn cần làm đơn tố giác hành vi phạm tội này đến Cơ quan công an, kèm theo đó là cung cấp các tài liệu, chứng cứ có liên quan.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân theo Bộ luật Hình sự
Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Phạm tội trong trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố; Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố;...
Nhận trợ cấp thất nghiệp tại địa phương
Tôi là nhân viên công ty may, xin nghỉ việc và được công ty đồng ý chốt sổ bảo hiểm. Tôi có thể chuyển hồ sơ về nhận trợ cấp thất nghiệp tại địa phương...
Cơ quan thường trực của Quốc hội là cơ quan nào?
Theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, tổng số đại biểu Quốc hội không quá năm trăm người, bao gồm đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu hoạt động không chuyên...
Hiệu lệnh dừng xe của cảnh sát giao thông đúng luật
Nhiều bạn đọc băn khoăn không biết hiệu lệnh dừng xe của cảnh sát giao thông đúng luật ra sao? Cùng tham khảo bài viết sau đây để có câu trả lời...
Nguồn gốc của ý thức? Ví dụ về nguồn gốc của ý thức?
Nguồn gốc tự nhiên của ý thức được tạo bởi các yếu tố tự nhiên từ ý thức chính là bộ óc và sự hoạt động cùng các mối quan hệ thế giới khách quan và con người. Trong đó thì thế giới khách quan có sự tác động tới bộ óc của con người tạo ra khả năng về sự hình thành ý thức từ con người đối với thế giới khách quan....
Xem thêm