Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn về trình tự phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1059 Lượt xem

Tư vấn về trình tự phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công?

Phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công, thông thường là rất phức tạp bởi nó gắn với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, với sự tham gia của đông đảo người lao động

1. Khái niệm trình tự phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công

Điều 231 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:

“- Chủ trì phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công công bố quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công và tóm tắt nội dung đơn yêu cầu.

– Đại diện của tập thể lao động và của người sử dụng lao động trình bày ý kiến của mình.

– Chủ trì phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công có thể yêu cầu đại diện cơ quan, tổ chức tham gia phiên họp trình bày ý kiến.

– Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công thảo luận và quyết định theo đa số”.

Tư vấn về trình tự phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công?

Xét tính hợp pháp của cuộc đình công

2. Bình luận và phân tích trình tự phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công

Điều 231 Bộ luật Lao động quy định thủ tục phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Tuy nhiên, xét trên bình diện nghiệp vụ thì các quy định từ khoản 1 đến khoản 4 điều luật nêu trên đều mang tính nguyên tắc. Vì, phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công, thông thường là rất phức tạp bởi nó gắn với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, với sự tham gia của đông đảo người lao động, sự tham gia của Công đoàn, xung đột đã trở nên gay gắt. Nhiều trường hợp có những vấn đề nảy sinh ngay quá trong trình giải quyết, ví dụ như việc một trong các bên hoặc hai bên vắng mặt; thiếu thành phần là các cơ quan, tổ chức được mời dự; có sự khác nhau về việc nêu, đánh giá chứng cứ liên quan đến đình công…Trong những trường hợp đó Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải cân nhắc, sử dụng biện pháp linh hoạt để xử lý.

Tuy nhiên, như đã đề cập, trình tự nêu tại Điều 231 Bộ luật Lao động là có tính nguyên tắc:

– Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công công bố quyết định mở phiên họp và nêu tóm tắt nội dung đơn yêu cầu;

– Đại diện của hai bên trình bày ý kiến;

– Đại diện cơ quan, tổ chức tham gia phiên họp trình bày ý kiến (theo yêu cầu của Hội đồng);

Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số. Điểm bất cập của quy trình nêu trên là không nêu rõ thứ tự, các nội dung cần trình bày; việc tham gia của luật sư hoặc người bào chữa; việc thảo luận là công khai hay thảo luận riêng… Do đó, có thể sẽ gây khó khăn cho quá trình giải quyết. Về vấn đề này, cần tham khảo việc giải quyết đình công của một số nước trên thế giới và trong khu vực để hoàn thiện.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm về, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

->>> Tham khảo thêm : Đình công là gì

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi