Tư vấn về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội trong Bộ luật Hình sự mới nhất
Nguyên tắc được điều luật quy định là khi xét xử cùng một lần một người phạm nhiều tội, Toà án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó tổng hợp hình phạt theo quy định
1. Khái niệm quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
Khi xét xử cùng một lần một người phạm nhiều tội, Toà án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:
1.1 Đối với hình phạt chính:
a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá ba năm đối với hỉnh phạt cải tạo không giam giữ, ba mươi năm, đối với hình phạt tù có thời hạn;
b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ ba ngày cải tạo không giam, giữ được chuyển đôi thành một ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo qui định tại điểm a khoản 1 Điều này;
c) Nếu hình phạt nặng nhất trong sô’ các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;
d) Nếu hình phạt nặng nhất trong sô’ các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;
đ) Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
e) Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác.
1.2. Đối với hình phạt bổ sung
a) Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
b) Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.
2. Bình luận quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
Nguyên tắc được điều luật quy định là khi xét xử cùng một lần một người phạm nhiều tội, Toà án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:
Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
Đối với các hình phạt chính:
– Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá ba năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, ba mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn;
– Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ ba ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành một ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
– Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;
– Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;
– Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
– Lưu ý: hình phạt trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác.
Đối với hình phạt bổ sung thì quyết định như sau:
– Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại hình thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật Hình sự quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
– Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.
Đây là trường hợp một người phạm nhiều tội khác nhau mà trong thời gian phạm những tội đó, họ chưa bị xét xử và kết án về một tội nào và các tội đó chưa hết thòi hiệu trách nhiệm hình sự, nay bị đưa ra xét xử cùng một lúc.
Thực hiện xét xử thường gặp các trường hợp sau đây:
– Khi bị cáo có nhiều hành vi và mỗi hành vi cấu thành một tội và nhằm một mục đích khác nhau, không có quan hệ hữu cơ với nhau thì cần phải xét xử về nhiều tội.
Ví dụ: Bị cáo có hành vi hiếp dâm và hành vi cướp tài sản (không kể là hai hành vi đó diễn ra trong cùng một thời gian hay trong những khoảng thòi gian khác nhau và cùng đối với một người hay đối với nhiều người).
– Khi bị cáo có nhiều hành vi, mỗi hành vi tuy có cấu thành một tội phạm khác nhau nhưng cuối cùng chỉ nhằm một mục đích phạm tội thì cần phân biệt hai trường hợp:
+ Nếu tất cả các hành vi đó đều nghiêm trọng, thì cần xét xử về nhiều tội;
+ Nếu trong những hành vi đó có hành vi không nghiêm trọng, thì có thể xử về một tội và coi hành vi này là tình tiết tăng nặng.
– Trường hợp bị cáo chỉ có một hành vi nhưng hành vi lại cấu thành hai tội độc lập (tổng hợp trừu tượng) thì tuỳ từng vụ cụ thể có thể xử về nhiều tội hoặc về một tội.
Khi xử về nhiều tội, Toà án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó quyết định hình phạt chung cho các tội theo nguyên tắc đã được quy định ở khoản 1 và khoản 2 điều luật này.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất áp dụng thời hiệu theo quy định tại Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 là thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất
Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Sau 90 ngày khi thành lập công ty mà không góp đủ vốn phải làm sao?
Sau 90 ngày khi thành lập công ty mà không góp đủ vốn phải làm sao? Khi có thắc mắc này, Quý độc giả đừng bỏ qua những chia sẻ dưới đây cua chúng...

Khai khống vốn điều lệ có bị xử phạt không?
Khai khống vốn điều lệ sẽ bị xử phạt tùy vào giá trị vốn điều lệ kê khai khống sẽ có mức phạt tiền tương ứng theo quy định tại Điều 47 Nghị định...
Xem thêm