Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Cách tính tuổi nghỉ hưu của người lao động mới nhất
  • Thứ ba, 22/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 17618 Lượt xem

Cách tính tuổi nghỉ hưu của người lao động mới nhất

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI 1900 6557 tư vấn và cập nhật quy định mới nhất của pháp luật về tuổi nghỉ hưu để Quý khách hàng tham khảo và sử dụng.

Con người sống và làm việc theo khả năng lao động của mình. Đến một độ tuổi nào đó, sức khỏe dần suy giảm và không thể tiếp tục lao động, làm việc được nữa và cần được nghỉ ngơi.

Vì thế, pháp luật đã quy định về độ tuổi nghỉ hưu với người lao động. Đây là một trong hai điều kiện quan trọng để được hưởng chế độ hưu trí. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng và đủ quy định pháp luật hiện hành về tuổi nghỉ hưu. Trong bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nội dung này.

Quy định tuổi nghỉ hưu từ 2023

Điều kiện hưởng lương hưu được quy định tại điểm a khoản 1 điều 219 Bộ Luật Lao động 2019, có quy định:

“Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
b) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;
c) Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định khác;
b) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;

c) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động thì được hưởng lương hưu.
4. Điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.”

Ngoài ra, quý vị cần lưu ý một số điểm sau:

– Người mà đủ 50 tuổi trở lên và đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội trở lên mà nghỉ việc, trong đó có đủ từ 15 năm làm việc về khai thác ở hầm lò thì được hưởng lương hưu.

– Đối với người mà bị nhiễm HIV/AIDS vì tai nạn rủi ro nghề nghiệp khi thực hiện nhiệm vụ được giao và có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 20 năm trở lên thì được hưởng lương hưu.

– Người mà làm nghề hoặc công việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm  theo quy định và có thời gian làm việc ở nơi được phụ cấp khu vực là 0,7 trở lên từ đủ 15 năm. Đồng thời trước đó đóng 20 năm bảo hiểm xã hội trở lên, nữ đủ 50 tuổi đến 55 tuổi, nam đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi thì được hưởng lương hưu

– Đối với người là lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách tại xã, thị trấn, phường đã tham gi đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15-20 năm đóng bảo hiểm bắt buộc, độ tuổi đủ 55 tuổi thì được hưởng hưởng lương hưu.

Lưu ý: Nghỉ hưu phải đáp ứng hai điều kiện: thứ nhất là tuổi nghỉ hưu; thứ hai là số năm đóng bảo hiểm.

Cách tính tuổi nghỉ hưu

Đến nay, theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ 01/01/2021 thì độ tuổi nghỉ hưu của lao động nam và lao động nữ sẽ tăng lên theo lộ trình. Cụ thể như sau:

Lao động namLao động nữ
NămTuổi nghỉ hưuNămTuổi nghỉ hưu
202160 tuổi 03 tháng202155 tuổi 04 tháng
202260 tuổi 06 tháng202255 tuổi 08 tháng
202360 tuổi 09 tháng202356 tuổi
202461 tuổi202456 tuổi 04 tháng
202561 tuổi 03 tháng202556 tuổi 08 tháng
202661 tuổi 06 tháng202657 tuổi
202761 tuổi 09 tháng202757 tuổi 04 tháng
202862 tuổi202857 tuổi 08 tháng
202958 tuổi
203058 tuổi 04 tháng
203158 tuổi 08 tháng
203259 tuổi
203359 tuổi 04 tháng
203459 tuổi 08 tháng
203560 tuổi

Đối tượng được nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn mức quy định

Theo quy định tại Điều 2, Nghị định 83/2022/NĐ-CP, một số cán bộ, công chức Nhà nước được nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn độ tuổi nghỉ hưu thông thường. Cụ thể:

Cán bộ, công chức nữ có chức vụ dưới đây:

– Phó trưởng ban, cơ quan Đảng Trung ương, Phó giám đốc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phó tổng biên tập báo Nhân dân, Phó tổng biên tập tạp chí Cộng sản. 

– Phó Chủ tịch UBTW MTTQVN. 

– Phó chủ tịch Hội đồng dân tộc, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc hội, Phó chủ nhiệm văn phòng quốc hội. 

– Phó chánh Tòa án nhân dân tối cao, Phó viện trưởng VKSND tối cao.

– Thứ trưởng, cấp phó của người đứng đầu cơ quan ngang bộ.

– Phó chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước.

– Phó trưởng tổ chức chính trị xã hội cấp Trung ương.

– Phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc TW, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW. 

– Ủy viên Ủy ban kiểm tra TW.

– Giám đốc NXB Chính trị quốc gia Sự thật. 

– Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc UBTVQH.

– Giám đốc ĐHQGHN, Giám đốc ĐHQG TP.HCM, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam…

– Phó chủ tịch HĐND, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và thành phố HCM. 

– Ủy viên Thường trực Hội đồng dân tộc, các Ủy ban Quốc hội.

– Ủy viên ban thường vụ kiêm trưởng các ban Đảng Thành ủy thành phố Hà Nội và Thành phố HCM.

– Ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy là người dân tộc thiểu số.

– Công chức là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên của VKSND tối cao.

Ngoài ra, Nghị định này không áp dụng với một số trường hợp đặc biệt khác:

– Các Bộ trưởng trở lên (hoặc chức danh tương đương).

– Cán bộ thuộc đối tượng nêu trên là Ủy viên TW Đảng.

– Trợ lý của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính Phủ…

LÝ DO BẠN NÊN GỌI TỚI TỔNG ĐÀI TƯ VẤN HÀNG BẢO HIỂM XÃ HỘI 1900 6557

Tại Việt Nam, xác định tuổi nghỉ hưu là vấn đề được quan tâm. Tuy nhiên, để xác định khi nào nên nghỉ hưu để đảm bảo quyền lợi của người lao động thì không phải lúc nào người lao động cũng hiểu rõ. Do đó, khi cần tham vấn ý kiến của Luật sư về xác định tuổi nghỉ hưu các bạn có thể kết nối với TỔNG ĐÀI TƯ VẤN TUỔI NGHỈ HƯU 1900 6557 để các Luật sư của chúng tôi trợ giúp về mặt pháp lý. TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900 6557 của chúng tôi hoạt động 24/24 nên quý khách hàng có thể kết nối bất cứ lúc nào. 

Lưu ý:

– Khách hàng có thể lựa chọn điện thoại cố định hoặc điện thoại di động và “KHÔNG” cần nhập mã vùng điện thoại khi gọi tới TỔNG ĐÀI 1900 6557.

Khi cần tư vấn, khách hàng hãy nhấc máy và GỌI TỚI TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900 6557 để được các chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi