Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Tìm hiểu về Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2847 Lượt xem

Tìm hiểu về Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia

trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia hiện tại có địa chỉ tại tầng 6, Nhà A, Học viện Tư pháp, Phố Trần Vỹ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Lý lịch tư pháp xác nhận thông tin của cá nhân để chứng minh người đó có án tích hay không. Tùy từng mục đích khác nhau mà nhiều người có nhu cầu xin lý lịch tư pháp. Hiện tại có 2 cơ quan có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp là: Sở Tư pháp và Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Tuy nhiên thực tế nhiều người chưa biết đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Bài viết chúng tôi xin giải đáp các nội dung xoay quanh vấn đề Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia đến bạn đọc.

Thông tin trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia

Hiện nay đối với những chủ thể có nhu cầu thì việc tìm hiểu các thông tin liên quan đến trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia là hết sức cần thiết. Địa chỉ duy nhất của trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia hiện tại có địa chỉ tại tầng 6, Nhà A, Học viện Tư pháp, Phố Trần Vỹ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Số điện thoại liên hệ : 024.62739492, Fax: 024.62739495. Đây là những thông tin quý khách có thể lưu ý để tra cứu dễ dàng.

Chức năng trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia

Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia có tư cách pháp nhân, trụ sở được đặt tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật. Tên giao dịch tiếng Anh là: National Centre for Criminal Record (Viết tắt là: NCCR).

Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi cả nước.

Nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia

Có thể thấy trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia có nhiệm vụ quyền hạn nhất định. Cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia như sau:

Thứ nhất: Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

+ Xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi cả nước;

+ Hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Sở Tư pháp);

+ Tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp do Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng và Sở Tư pháp cung cấp;

+ Tiếp nhận Lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp cung cấp;

+ Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho Sở Tư pháp;

+ Lập Lý lịch tư pháp, cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo thẩm quyền;

+ Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của người nước ngoài bị Toà án Việt Nam kết án theo yêu cầu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

Thứ hai: Thực hiện một số nhiệm vụ trong lĩnh vực lý lịch tư pháp do Bộ trưởng giao, gồm:

+ Xây dựng, trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chủ trương, chính sách trung và dài hạn về lý lịch tư pháp;

+ Xây dựng đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về lý lịch tư pháp để Bộ trưởng ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; tham gia thẩm định, góp ý các dự án, dự thảo văn bản khác do Bộ trưởng giao;

+ Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch công tác dài hạn, 5 năm, hàng năm của Trung tâm; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển dài hạn, 05 năm và hàng năm của ngành Tư pháp;

+ Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng các biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về lý lịch tư pháp;

+ Tổ chức triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chủ trương, chính sách, đề án, dự án; các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng của Trung tâm và hướng dẫn nghiệp vụ về lý lịch tư pháp;

+ Thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lý lịch tư pháp; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về lý lịch tư pháp theo phân công, phân cấp của Bộ;

+ Triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng cơ sở dữ liệu và quản lý lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;

+ Thực hiện hợp tác quốc tế về lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;

+ Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về lý lịch tư pháp và việc quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật.

Thứ ba: Thực hiện kiểm tra, tham gia thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lý lịch tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;

Thực hiện chế độ tài chính, kế toán và quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Trung tâm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;

Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và quản lý đội ngũ công chức, viên chức, người lao động của Trung tâm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

Khi nào thì xin phiếu lý lịch tư pháp tại trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia?

Căn cứ theo quy định tại điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp:

Điều 44. Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp

1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;

b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;

c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

3. Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.

Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

4. Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải được ghi vào sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

Như vậy các trường hợp xin cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia gồm:

+ Công dân Việt Nam không xác định được nơi thường trú hoặc tạm trú

+ Người nước ngoài đã cư trú ở Việt Nam.

Trên đây là những chia sẻ về nội dung xoay quanh nội dung về Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia về thông tin liên hệ, chức năng, quyền hạn nhiệm vụ các trường hợp xin cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Nếu quý khách cần hỗ trợ vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (27 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi