• Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4066 Lượt xem

Trại giáo dưỡng là gì?

Trại giáo dưỡng là cơ sở giáo dục bắt buộc, có chức năng dạy văn hóa, dạy nghề cho những người có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trại giáo dưỡng không phải là địa điểm quá xa lạ đối với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những hiểu biết liên quan đến vấn đề này, thậm chí có những thông tin không đúng sự thật gây hiểu lầm.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung nhằm giải đáp cho câu hỏi: Trại giáo dưỡng là gì?

Trại giáo dưỡng là gì?

Trại giáo dưỡng là cơ sở giáo dục bắt buộc, có chức năng dạy văn hóa, dạy nghề cho những người có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng:

Căn cứ quy định tại Điều 92 – Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, cụ thể:

“ 1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.

3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.”

Trường hợp không được đưa vào trường giáo dưỡng

Căn cứ quy định tại khoản 5 – Điều 92 – Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, cụ thể:

“ 5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.”

Do đó, có thể thấy có 03 trường hợp trẻ vị thành niên sẽ áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Trình tự thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng

Căn cứ quy định tại Nghị định số 02/2014/NĐ-CP của Chính phủ thì:

Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ quan đã lập hồ sơ chuyển hồ sơ đó cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ. Hồ sơ gồm:

+ Công văn của cơ quan đã lập hồ sơ đề nghị Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ;

+ Các tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

– Sau khi kiểm tra tính pháp lý theo quy định thì Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện chuyển lại toàn bộ hồ sơ cho Trưởng Công an cấp huyện để xem xét, quyết định việc đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Hồ sơ gồm:

+ Các tài liệu, giấy tờ theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này;

+ Văn bản kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.

– Khi đưa người vào trường giáo dưỡng phải có hồ sơ kèm theo. Hồ sơ gồm:

+ Quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện về việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;

+ Bản tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;

+ Danh, chỉ bản của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;

+ Bản sao các quyết định giáo dục đã áp dụng (nếu có);

+ Quyết định giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp này (nếu có);

+ Tài liệu khác liên quan đến nhân thân của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng (nếu có).

– Khi giao, nhận người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng phải lập biên bản. Trường giáo dưỡng phải đối chiếu, kiểm tra người được giao, nhận với hồ sơ và lập biên bản ghi rõ những tài liệu có trong hồ sơ, tình trạng sức khỏe hiện tại của người được giao, nhận; tư trang, đồ dùng cá nhân mang theo và những vấn đề khác có liên quan đến việc giao, nhận.

– Người phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc nếu không tự giác chấp hành quyết định hoặc chống đối thì cơ quan Công an có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và cưỡng chế cần thiết theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Công an để buộc người đó phải chấp hành.

Những cơ sở giáo dưỡng

– Cơ sở giáo dục bắt buộc của Bộ Công an:

Tổng cục 08 – Bộ Công an quản lý 05 cơ sở giáo dục bắt buộc, bao gồm các địa chỉ sau đây:

+ Thị trấn Gia Khánh – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc (Cơ sở Thanh Hà).

+ Phước Hòa – Phú Giáo – Bình Dương (Cơ sở Phú Hòa).

+ Cù Lao Dung – Sóc Trăng (Cơ sở Cồn Cát).

+ Hòa Phú – Tây Hòa – Phú Yên (Cơ sở A1 – trại cải tạo A30 cũ).

– Trường giáo dưỡng thuộc Bộ Công an, cụ thể:

+ An Phước – Long Thành – Đồng Nai (Trường giáo dưỡng số 4).

+ Mai Sơn – Yên Mô – Ninh Bình (Trường giáo dưỡng số 02).

+ Ấp 9 Lương Hòa – Bến Lức – Long An (Trường giáo dưỡng số 5 – Không thuộc Bộ Công an).

– Trại giam ở Thành phố Hồ Chí Minh:

+ Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh (Trại giam T30).

+ Số 237 Nguyễn Văn Cừ – Nguyễn Cư Trinh – Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh (Trại giam B34 – Thuộc Bộ Công an).

+ Số 324 Hòa Hưng – Phường 13 – Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh (Trại giam Chí Hòa – tên cũ là Khám Chí Hòa).

– Trại giam tại khu vực Hà Nội:

+ Trại giam Công an Hà Nội (Trại giam số 06 – đã dừng hoạt động).

+ Trại giam số 02 tại huyện Thường Tín (Trại giam số 02).

+ Trại giam số 01 tại quận Nam Từ Liêm.

+ Tổng Cục 08 Bộ Công an tại huyện Ba Vì (Trại giam Suối Hai).

+ Trại giam Thanh Xuân tại Mỹ Hưng – Thanh Oai (Thuộc Tổng cục 08 Bộ Công an).

Như vậy, Trại giáo dưỡng là gì? Đã được chúng tôi giới thiệu chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã nêu lên những trình tự thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào trại giáo dưỡng theo quy định của Luật Hình sự hiện nay. Chúng tôi mong rằng, những nội dung đã nêu trên sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi