Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 14403 Lượt xem

Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tạo tiền đề về mọi mặt (kinh tế – xã hội – cong người) để thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.

Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước luôn là một trong những công cuộc được đặt lên hàng đầu. Trong bài viết lần này chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc bài viết xoay quanh vấn đề trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hin đại hóa đất nước.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được hiểu như thế nào?

Trước khi tìm hiểu về Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chúng tôi sẽ chia sẻ những nét khái quát để Quý vị hiểu đúng hơn về khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh hậu công nghiệp, xây dựng và phát triển nền văn hóa tri thức.

Nhiệm vụ của công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Ứng với công nghệ mới, công nghệ hiện đại vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa thì yếu tố con người và chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định. Vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác định “giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tạo tiền đề về mọi mặt (kinh tế – xã hội – cong người) để thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng (1960) đã xác định:

“Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ ở nước ta”.

Trong 20 năm đầu, công nghiệp hóa nước ta diễn ra trong diều kiện có chiến tranh. Những năm sau, công nghiệp hóa diễn ra trong điều kiện vừa khủng hoảng kinh tế – xã hội vừa tìm tòi đổi mới nền kinh tế.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2021) đã xác định: “coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính nền tảng và các ngành công nghiệp có lợi thế”. Đại hội Đảng XI (năm 2011) đã bổ sung thêm: cơ cấu lại nền công nghiệp theo hướng phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, từng bước có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng lưới sản xuất và phân phối toàn cầu; ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn; phát triển hợp lý công nghiệp sử dụng nhiều lao động, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động.

Sau gần 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp và ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới. Đời sống của người dân càng ngày càng được cải thiện, vị thế và uy tín của đất nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, đóng góp vào những thành quả to lớn này của phát triển đất nước có vai trò hết sức quan trọng của ngành công thương với việc Việt Nam đac và đang dần khẳng định được vị thế là một trong những trung tâm sản xuất công nghiệp cả khu vực và của thế giới.

Công nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh tế quốc dân với đóng góp xấp xỉ 30% GDP và trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước, góp phần đưa Việt Nam lên vị trí thứ 22 quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới vào những năm tiếp theo. Một số ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn theo định hướng chiến lược của ta đã trở thành các ngành công nghiệp lớn nhất đất nước, qua đó đưa nước ta cơ bản đã hội nhập thành công vào chuỗi giá trị toàn cầu với sự dẫn dắt của một số doanh nghiệp công nghiệp lớn như điện tử, dệt may, da dày…

Trong tổng số 32 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ ÚD vào năm 2019, hàng công nghiệp chiếm 29/32 mặt hàng và 5/5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD (điện tử, dệt may, đồ gỗ, máy móc thiết bị). Một số ngành công nghiệp hiện có vị trí vững chắc trên thị trường thế giới hiện nay như dệt may (đứng thứ 7 về xuất khẩu), da giày (thứ 3 về sản xuất và thứ 2 về xuất khẩu), điện tử (đứng thứ 12 về xuất khẩu, trong đó mặt hàng điện thoại di động đứng thứ 2 về xuất khẩu), đồ gỗ (đứng thứ 5 về xuất khẩu).

Theo xếp hạng doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2019, trong số 10 doanh nghiệp lớn nhất thì có tới 8/10 doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, trong đó 7/10 doanh nghiệp nội địa, chiếm 5/10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất cả nước. Các doanh nghiệp công nghiệp lớn của Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dầu khí, điện, khoáng sản, ô tô, thép, sữa và thực phẩm.

Quá trình tái cơ cấu ngành công nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng nâng cao năng suất lao động đã đi vào thực chất hơn, ngày càng hướng vào lõi công nghiệp hóa. Theo đó, công nghiệp tiếp tục duy trì là ngành có năng suất lao động cao nhất trong các ngành kinh tế quốc dân với tỷ trọng trong GDP tăng từ 26,63% năm 2011 lên 27,81% năm 2015 và 28.55% năm 2019.

Cơ cấu nội ngành công nghiệp đã chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp khai khoáng (từ 36.47% năm 2011 xuống còn 25.61% năm 2019) và tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo (từ 49.82% năm 2011 lên 54.57% năm 2019) và trở thành động lực tăng trưởng chính của ngành công nghiệp (ước tăng 10.99% giai đoạn 2011- 2020 và 12.64% giai đoạn 2016  – 2020).

Cơ cấu công nghiệp trong ngành công nghiệp đã có nhiều thay đổi theo hướng tiếp cận công nghệ tiên tiến, hiện đại hơn với sự dịch chuyển mạnh từ các ngành thâm dụng lao động như dệt may, da dày sang các ngành công nghiệp công nghệ cao như máy vi tính, sản phẩm điện tử, điện thoại.

Trách nhiệm cụ thể của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều tất yếu trong thời kỳ hiện nay. Hiểu được đường lối phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đảng, thanh niên cần nâng cao trách nhiệm của bản thân thông qua các công việc cụ thể.

Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như sau:

+ Ra sức học tập văn hóa, khoa học kỹ thuật, tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị

+ Có lối sống lành mạnh, rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực

+ Tham gia các hoạt động sản xuất

+ Xác định lý tưởng sống đúng đắn

+ Có kế hoạch học tập rèn luyện, lao động để phấn đấu trở thành chủ nhân tương lai của đất nước trong thời kỳ mới.

Như vậy, trên đây là toàn bộ nội dung trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với những chia sẻ của chúng tôi, mong rằng Quý độc giả hiểu đúng và nâng cao nhận thức về trách nhiệm của thanh niên trong thời kỳ hiện nay, giúp cho bản thân, gia đình và xã hội phát triển theo hướng tốt đẹp hơn.

Đánh giá bài viết:
4.2/5 - (9 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi