Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Buôn bán pháo nổ bị xử phạt như thế nào năm 2025?
  • Thứ hai, 30/12/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3823 Lượt xem

Buôn bán pháo nổ bị xử phạt như thế nào năm 2025?

Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian; Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ.

Pháo nổ là một trong những loại hàng hóa bị nhà nước cấm buôn bán, sản xuất từ lâu. Hành vi buôn bán và sản xuất pháo nổ được coi hành vi vi phạm pháp luật và tùy vào từng trường hợp trường hợp khác nhau mà chế tài xử lý lại có những mức độ khác nhau.

Gần tới dịp Tết nguyên đán cũng là thời điểm nhu cầu sử dụng pháo nổ gia tăng. Nhiều người vì lợi ích cá nhân mà bất chấp những quy định của pháp luật vẫn thực hiện hành vi buôn bán pháo nổ. Vậy với hành vi này người thực hiện hành vi sẽ bị xử phạt như thế nào? Để giải đáp vấn đề này mời Quý khách hàng cùng theo dõi bài viết với chủ đề buôn bán pháo nổ bị xử phạt như thế nào?

Pháo nổ là gì?

Căn cứ theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo quy định: Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian; Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;

Về mặt đặc tính: Pháo nổ chứa thuốc pháo nổ, gây ra tiếng nổ, một số loại pháo nổ thường thấy như pháo bi, pháo cối, pháo bánh, pháo tép,…

Pháo hoa nổ cũng là một loại pháo nổ chứa thuốc pháo nổ, thuốc phóng, thuốc pháo hoa, khi sử dụng gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Pháo hoa nổ thường thấy như pháo hoa nổ được lực lượng quân đội bắn vào đêm giao thừa hàng năm, các loại pháo dàn,… Loại pháo này người dân thường sử dụng rất nhiều, phổ biến nhất là pháo 36 quả có tiếng nổ phụt lên trời và nổ tiếp thành hoa trong các dịp tết, đám cưới. Thực chất loại pháo này rất nguy hiểm và bị cấm tuyệt đối.

– Đối với pháo nổ: Pháp luật quy định nghiêm cấm nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển và sử dụng dưới mọi trường hợp.

– Đối với pháo hoa nổ: Cơ bản cấm như pháo nổ trừ trường hợp các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ quốc phòng được giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển và sử dụng theo quy định của pháp luật.

Như vậy, pháo nổ và pháo hoa nổ là hai loại gây tiếng nổ và không cho phép người dân tự sử dụng dưới bất cứ trường hợp nào. Vậy buôn bán pháo nổ bị xử phạt như thế nào?

Buôn bán pháo nổ bị xử phạt như thế nào năm 2025?

Buôn bán pháo nổ được coi là hành vi trái pháp luật, vậy hành vi buôn bán pháo nổ bị xử phạt như thế nào?

Thứ nhất: Xử lý hành chính

Căn cứ Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.

Như vậy, trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ thì hành vi mua bán pháo nổ là hành vi bị nghiêm cấm.

Căn cứ Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi mua bán pháo nổ như sau:

(1) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán pháo nổ dưới 0,5 kilôgam;

(2) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán pháo nổ từ 0,5 kilôgam đến dưới 1 kilôgam;

(3) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán pháo nổ từ 1 kilôgam đến dưới 2 kilôgam;

(4) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán pháo nổ từ 2 kilôgam đến dưới 3 kilôgam;

(5) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán pháo nổ từ 3 kilôgam đến dưới 4 kilôgam;

(6) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán pháo nổ từ 4 kilôgam đến dưới 5 kilôgam;

(7) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán pháo nổ từ 5 kilôgam đến dưới 6 kilôgam;

(8) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán pháo nổ từ 6 kilôgam trở lên;

(9) Hình thức xử phạt bổ sung:

– Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

– Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hàng cấm có số lượng, khối lượng, trị giá hoặc số thu lợi bất chính được quy định tại (6), (7), (8);

(10) Biện pháp khắc phục hậu quả:

– Buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi vi phạm trên;

– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm;

– Đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam thì áp dụng quy định tại các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực có liên quan để xử phạt vi phạm hành chính.

Thứ hai: Ngoài bị xử lý về mặt hành chính, người có hành vi mua bán còn có thể bị xử lý hình sự

Hành vi phạm tội liên quan đến sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại pháo có thể sẽ bị hình sự theo các tội quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015, cụ thể:

– Đối với tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190 – Bộ luật hình sự 2015): Người nào sản xuất, buôn bán pháo nổ, pháo hoa nổ từ 6 kg trở lên sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đến 03 tỷ hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm.

– Đối với người thực hiện tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191 – BLHS 2015): Người nào tàng trữ, vận chuyển pháo nổ, pháo hoa nổ từ 6 kg trở lên sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đến 01 tỷ hoặc phạt tù từ  06 tháng đến 10 năm.

– Tội gây rối trật tự công cộng: Người đốt pháo nổ, pháo hoa nổ trái phép gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ, hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm.
– Ngoài ra, nếu thực hiện hành vi buôn bán hoặc vận chuyển pháo trái phép qua biên giới sẽ chịu trách nhiệm về tội buôn lậu hoặc tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Nếu đốt pháo nổ, pháo hoa nổ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh khác tương đương với hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản do hành vi đốt pháo gây ra.

Trên đây, Luật Hoàng Phi đã mang tới cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết liên quan tới vấn đề buôn bán pháo nổ bị xử phạt như thế nào? Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn trực tuyến để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công an có quyền kiểm tra cư trú giữa đêm tại nhà riêng không?

Căn cứ Điều 25 Thông tư 55/2021/TT-BCA, đối tượng, địa bàn kiểm tra cư trú của Công an bao gồm công dân, hộ gia đình, ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên, khu nhà ở của người lao động, nhà cho thuê, nhà cho mượn, cho ở nhờ của tổ chức, cá nhân, cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn...

Cách trích dẫn tài liệu tham khảo

Nguồn trích dẫn phải được ghi nhận ngay khi thông tin được sử dụng. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo như thế...

Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo phạt bao nhiêu tiền?

Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian. Vậy lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo phạt bao nhiêu...

Thủ tục giải quyết đơn kiến nghị phản ánh

Xử lý đơn là việc cơ quan Nhà nước, tổ chức người có thẩm quyền khi nhận được đơn của cá nhân, cơ quan, tổ chức phải căn cứ và đối chiếu với quy định của pháp luật để thục lý giải quyết nếu thuộc thẩm quyền của mình hoặc hướng dẫn công dân hoặc chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền giảiq uyết theo quy định của pháp...

Mua xe trả góp cần những thủ tục gì?

Việc mua xe trả góp ngày nay diễn ra ngày càng nhiều do sự tiện lợi của hình thức này mang lại. Khi mua xe trả góp người mua không cần phải thế chấp bất cứ tài sản nào. Số tiền bỏ ra được chia đều cho một số tháng nhất định giúp người mua tính toán chi tiêu sao cho hợp...

Xem thêm