Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình Trách nhiệm của con đối với cha mẹ được pháp luật quy định như thế nào?
  • Thứ hai, 17/10/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 8771 Lượt xem

Trách nhiệm của con đối với cha mẹ được pháp luật quy định như thế nào?

Hiện nay, quyền và nghĩa vụ của con được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ chia sẻ một số nội dung theo Luật Hôn nhân và gia đình.

Gia đình là tế bào của xã hội, là chiếc nôi nuôi dưỡng góp phần hình thành nên phẩm chất, tính cách của con người. Trong gia đình, con cái được cha mẹ yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ và ngược lại cũng có những trách nhiệm nhất định. Vậy Trách nhiệm của con đối với cha mẹ được pháp luật quy định như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin qua bài viết này nhé!

Hiện nay, quyền và nghĩa vụ của con được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Dưới đây là những chia sẻ về quyền và nghĩa vụ của con theo Luật Hôn nhân và gia đình (Điều 70 và Điều 71).

Quy định về quyền của con

Trước khi đi vào tìm hiểu về Trách nhiệm của con đối với cha mẹ được pháp luật quy định như thế nào?, chúng tôi chia sẻ một số quy định về quyền của con theo pháp luật hiện hành.

– Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

– Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

– Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

– Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.

Quy định về nghĩa vụ của con đối với cha, mẹ

– Con phải có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ. Bên cạnh những trách nhiệm được luật pháp quy định, người con trong các gia đình còn có nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc giữ gìn văn hóa, truyền thống đạo đức gia đình.

– Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Khi còn trong độ tuổi đi học, việc làm tròn bổn phận của con, cháu đối với cha mẹ, ông bà là vâng lời thầy cô, học hành chăm chỉ, tích lũy kiến thức và trau dồi đạo đức để khi trưởng thành sẽ tự tin tham gia vào đời sống xã hội, lao động để tạo thu nhập nuôi sống bản thân và chăm sóc gia đình.

– Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Trong mối quan hệ giữa con với cha, mẹ thì con cũng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha, mẹ. Đây là mối quan hệ gắn bó trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình mang tính truyền thống, người ta thường nói “Trẻ cậy cha, già cậy con”. Con có trách nhiệm và không được đùn đẩy trách nhiệm này cho người khác khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật.

– Ngoài ra, con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập.

Khi đã trưởng thành và xây dựng gia đình riêng, việc làm tròn bổn phận của con, cháu là sống đúng, sống theo và sống hợp với các nguyên tắc đạo đức xã hội, chăm lo gia đình riêng của mình chu đáo, chăm sóc, phụng dưỡng, thăm nom cha mẹ theo khả năng và điều kiện…

Có thể thấy, để bảo đảm thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con, pháp luật đã có nhiều quy định. Quyền và trách nhiệm là hai yếu tố gắn liền của các thành viên trong gia đình, gắn liền với việc xây dựng, giữ gìn hạnh phúc gia đình. Việc thực hiện quyền và trách nhiệm của các thành viên trong mỗi gia đình là không giống nhau bởi các yếu tố tác động như quan niệm, điều kiện, nhu cầu, ý thức.

Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi trên đây về quyền và nghĩa vụ của con đã giúp Quý vị làm sáng tỏ Trách nhiệm của con đối với cha mẹ được pháp luật quy định như thế nào? Chúng tôi rất mong qua bài viết này, những người làm con có ý thức hơn nữa về bổn phận, trách nhiệm của bản thân trong gia đình, đặc biệt là với cha, mẹ của mình.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (9 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thuận tình ly hôn có cần phải hòa giải tại Tòa án không?

Việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân...

Vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng. Vì vậy dù vợ chồng thuận tình ly hôn, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn hai vợ chồng cũng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho luật sư của...

Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hợp đồng hôn nhân là các thỏa thuận liên quan đến mối quan hệ hôn nhân, bao gồm việc kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như việc đảm bảo cấp dưỡng và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con...

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không?

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết sau...

Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không?

Sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi