• Thứ ba, 29/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5463 Lượt xem

Tội ngộ sát là gì?

Tội ngộ sát là cách gọi thực tế của nhiều người về tội vô ý làm chết người, là một thuật ngữ pháp lý hình sự để chỉ hành vi giết người nhưng mục đích của hành vi được xem xét trên yếu tố lỗi vô ý.

Pháp luật hình sự Việt Nam quy định chế tài rất nghiêm khắc với những nhóm hành vi gây chết người. Một trong những tội phạm gây cái chết cho người khác khá đặc biệt vì tính chất, mục đích của hành vi cần được xem xét cụ thể phải nhắc đến Tội vô ý làm chết người, trong ngôn ngữ hàng ngày thường được gọi là Tội ngộ sát. Vậy, Tội ngộ sát là gì? Xin Kính mời Quý độc giả theo dõi nội dung bài viết sau đây của Luật Hoàng Phi:

Tội ngộ sát được hiểu như thế nào?

Tội ngộ sát là cách gọi thực tế của nhiều người về tội vô ý làm chết người, là một thuật ngữ pháp lý hình sự để chỉ hành vi giết người nhưng mục đích của hành vi được xem xét trên yếu tố lỗi vô ý.

Các yếu tố cấu thành Tội ngộ sát?

Khách thể của tội ngộ sát:

Khách thể của tội ngộ sát là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền sống của con người. Đối tượng tác động của tội phạm này là con người.

Mặt khách quan của tội ngộ sát:

Ngộ sát hay vô ý làm chết người là hành vi gây ra hậu quả tính mạng của nạn nhân bị xâm hại, nhưng người gây hành vi cho rằng hậu quả này sẽ không xảy ra (trong một số trường hợp còn ra sức ngăn ngừa được); hoặc người gây hành vi không nhận thấy hành động của bản thân có thể tạo ra hậu quả gây chết người (trong một số trường hợp mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả). Hành vi Ngộ sát (Vô ý làm chết người) có thể được thể hiện dưới 02 dạng: dạng hành động và phi hành động (không hành động).

Hậu quả gây chết người là dấu hiệu bắt buộc của Tội ngộ sát. Nếu hậu quả người chết chưa xảy ra thì đồng nghĩa với việc không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi.

Cũng cần lưu ý rằng, sau việc quan tâm đến hậu quả của hành vi trên, mục đích (mối quan hệ) rằng buộc giữa hành vi và hậu quả cũng cần quan tâm. Nói cách khác, hậu quả của hành vi nạn nhân chết là mục đích vô ý của người phạm tội gây ra. Trường hợp hậu quả chết người xảy ra nhưng do mục đích cố ý gây ra của người phạm tội thì tội phạm được xem xét ở đây lại là tội giết người chứ không phải tội ngộ sát.

–  Mặt chủ quan của tội ngộ sát:

Ý thức người phạm tội là dấu hiệu đặc trưng phân biệt giữa tội ngộ sát và tội giết người. Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình dưới hình thức lỗi do vô ý bao gồm cả vô ý do cẩu thả và vô ý do quá tự tin. Trường hợp Làm chết người do lỗi vô ý vì cẩu thả là khi thực hiện hành vi mà người phạm tội không thành trước khả năng gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước. Trường hợp Làm chết người do vô ý vì quá tự tin là khi người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra và có thể ngăn ngừa được nhưng cuối cùng hậu quả đó vẫn xảy ra. Ở trường hợp thứ hai, nếu người phạm tội vi phạm quy tắc nghề nghiệp để xảy ra hậu quả có thể bị xét xử dưới tội danh Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.

Chủ thể của tội ngộ sát:

Chủ thể của tội vô ý làm chết người là chủ thể thường. Bất cứ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (từ 16 tuổi trở lên) đểu có thể là chủ thể của tội vô ý làm chết người.

Chế tài đối với Tội ngộ sát

Theo quy định tại Điều 128 Bộ Luật Hình sự 2015, chế tài của Tội vô ý làm chết người (Tội ngộ sát) được xác định như sau: “1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”.

Đối với Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, mức chế tài được quy định tại Điều 129 Bộ luật Hình sự 2015 như sau: “1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Tội Ngộ sát trong quy định của một số quốc gia khác

Tội Ngộ sát theo quy định của pháp luật Hình sự ở Hoa kỳ được xác định ở mức độ Giết người cấp III – Ngộ sát do lỗi vô ý. Tội phạm này không có cả ba yếu tố: cố ý, cân nhắc và suy tính. Tòa án sẽ phán quyết tội phạm này dựa trên yếu tố lỗi vô ý có tính chất tội phạm, tức là bị đơn đã vô ý không thực hiện một nghĩa vụ mà pháp luật quy định họ phải thực hiện. Chẳng hạn, bố mẹ có nghĩa vụ phải chăm sóc và bảo vệ con cái, nhưng do bất cẩn mà đã bỏ quên đứa trẻ nhỏ trên xe trong một ngày nóng bức và dẫn tới hậu quả. Lái xe sau khi uống bia rượu cũng được liệt vào tội phạm này. Người lái xe không có ý định giết người nhưng không quan tâm tới hậu quả có thể xảy ra khi say rượu mà vẫn điều khiển vô lăng.

Trên đây là nội dung bài viết của công ty Luật Hoàng Phi về chủ đề Tội Ngộ sát là gì? Nếu Quý Khách hàng có bất cứ thắc mắc hay yêu cầu hỗ trợ nào, đừng ngần ngại hãy liên lạc trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời. Xin cám ơn Quý Khách hàng đã theo dõi!

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi