• Thứ tư, 06/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1662 Lượt xem

Điều tra viên là gì?

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên được quy định tại Điều 52 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự và Điều 37 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015.

Trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự, Điều tra viên là người giữ vai trò quan trọng giúp điều tra, thu thập chứng cứ và giúp vụ án được nhanh chóng  sáng tỏ, minh bạch. Vậy Điều tra viên là gì? những thông tin liên quan đến Điều tra viên?

Điều tra viên là gì?

Điều tra viên trước đây được gọi bằng nhiều tên khác nhau như uỷ viên tư pháp công an theo Sắc lệnh số 431 ngày 30.7.1946 tổ chức Tư pháp Công an; uỷ viên công an quân pháp theo Sắc lệnh số 230 ngày 20.8.1948 về tổ chức công an quân pháp (tổ chức điều tra trong Bộ Quốc phòng).

Khi Bộ luật tố tụng hình sự cũ năm 1988 được ban hành thuật ngữ “Điều tra viên” mới được sử dụng. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định Điều tra viên là một trong những người tiến hành tố tụng.

Theo Khoản 1 Điều 45 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự quy định: Điều tra viên là người được bổ nhiệm để làm nhiệm vụ Điều tra hình sự.

Trong đó, điều tra hình sự là quá trình thực hiện các hoạt động điều tra những người phạm tội ở mức độ nghiêm trọng và xử lý theo mức độ hình sự. Đây thường là giai đoạn thứ 2 mà những người có thẩm quyền trong các vụ tố tụng phải thực hiện nhằm đảm bảo sự công bằng, liêm chính.

Điều tra viên gồm có các ngạch: Điều tra viên sơ cấp; Điều tra viên trung cấp; Điều tra viên cao cấp. Điều tra viên được bổ nhiệm lần đầu có thời hạn là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm.

Tiêu chuẩn chung của Điều tra viên

Hiểu được khái niệm điều tra viên, nhưng nhiều người băn khoăn tiêu chuẩn của điều tra viên là gì? Để được bổ nhiệm là điều tra viên trước hết cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung sau:

1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

2. Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên.

3. Có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Luật này.

4. Đã được đào tạo về nghiệp vụ Điều tra.

5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên được quy định tại Điều 52 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự và Điều 37 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:

– Điều tra viên được tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh và các hoạt động Điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan Điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra.

– Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự khi được phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và Điều tra vụ án hình sự. Cụ thể:

1. Điều tra viên được phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Trực tiếp kiểm tra, xác minh và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;

b) Lập hồ sơ vụ án hình sự;

c) Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;

d) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự;

đ) Quyết định áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại; quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;

e) Thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, xử lý vật chứng;

g) Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khai quật tử thi, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;

h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật này.

– Điều tra viên có trách nhiệm sau đây:

+ Áp dụng các biện pháp theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và pháp luật khác có liên quan để Điều tra, xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ;

+ Tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra;

+ Từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định;

+ Chấp hành quy định của pháp luật về những việc cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm.

– Điều tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra về hành vi, quyết định của mình.

Những việc Điều tra viên không được làm

Ngoài việc quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Điều tra viên pháp luật cũng quy định các việc mà Điều tra viên không được phép làm bao gồm:

1. Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm.

2. Tư vấn cho người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật.

3. Can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.

4. Đưa hồ sơ, tài liệu vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.

5. Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.

Trên đây Công ty Luật Hoàng Phi đã mang tới cho Quý độc giả những thông tin cần thiết liên quan tới Điều tra viên là gì? Để biết thêm thông tin chi tiết quý độc giả đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn trực tuyến 19006557 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Đánh giá bài viết:
4.5/5 - (256 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi